Trong nhiều năm qua, sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là tâm điểm chú ý của các chuyên gia, các tổ chức, đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Theo báo cáo xếp hạng thương niên của Planet Retail trên thị trường bán lẻ toàn cầu thì tính đến tháng 6/2010, Việt Nam đạt 43,302 tỷ USD, vượt lên trên cả Singapore, Hongkong, Phần Lan..Thậm chí nhiều dự đoán còn cho rằng, năm 2012 doanh số bán lẻ ở nước ta có thể đạt mức 85 tỷ USD.
Vốn mang nhiều tham vọng khi tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã không chần chừ và bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để mở rộng hoạt động, gia tăng doanh số và lợi nhuận. Năm 2010, nhà bán lẻ lớn đến từ Pháp là Big C đã khai trương thêm 5 siêu thị nâng tổng số siêu thị Big C tại Việt Nam lên 14 siêu thị. Tương tự, chỉ trong vòng khoảng 2 năm, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đã sở hữu 2 siêu thị lớn tại Việt Nam và đang quyết liệt săn lùng mặt bằng để thực hiện kế hoạch mở 30 siêu thị tại nước ta cho đến năm 2018. Thêm vào đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ mới với tiềm lực mạnh hơn, quyết liệt hơn cũng đang đẩy các doanh nghiệp bán lẻ nước ta đứng trước nhiều thách thức. Năm 2010, hệ thống bán lẻ Family Mart Nhật Bản chính thức vào Việt Nam với rất nhiều nét khác biệt như kinh doanh 24/24 giờ với 70% chủng loại sản phẩm và dịch vụ khác hẳn các đối thủ. Tháng 7/2011 EMart – tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc cũng chính thức vào Việt Nam với kế hoạch thiết lập hệ thống chuỗi 52 siêu thị, cửa hàng và tổng đầu tư sẽ tăng dần đến 1 tỉ USD.
Có thể thấy rằng, với tiềm lực mạnh, kinh nghiệm thị trường các tập đoàn bán lẻ đang tỏ rõ họ có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp nước ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp nước ta chịu đứng im để mất thị phần mà thay vào đó nhiều doanh nghiệp đã đối mặt trực tiếp với các đối thủ ngoại. Theo kế hoạch, hết năm 2011 Co.op Mart sẽ khai trương thêm ít nhất 10 siêu thị và 30 cửa hàng tiện ích. Đồng thời, Co.op Mart còn kết hợp với Đài truyền hình TPHCM cho ra đời kênh mua sắm mới qua truyền hình. Còn Sài gòn Co – op phát triển kênh bán hàng lưu động phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp với hơn 1.000 chuyến bán hàng mỗi năm. Mặc dù quyết tâm như vậy, nhưng trong cuộc chiến này các doanh nghiệp nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu như vốn nhỏ, kinh nghiệm thiếu, công nghệ lạc hậu, quản trị nhân lực yếu..Vì vậy, nhiều khi chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta vẫn còn rất mơ hồ, thiếu đột phá và chưa đồng bộ. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta lại vẫn đang xem nhẹ việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với bạn hàng và các nhà cung cấp. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo“thị trường bán lẻ trong nước có nguy cơ rơi vào tay đối thủ ngoại”.CEO sẽ phải làm gì trong cuộc đua gam go này
Tình huống của CEO :
Tình huống dành cho CEO của một Công ty. Công ty đang sở hữu một hệ thống bán lẻ có thương hiệu trên thị trường. Thời gian gần đây, việc nhiều tập đoàn bán lẻ của nước ngoài có tiềm lực mạnh, chiến lược cạnh tranh bài bản vào thị trường Việt Nam đã khiến công ty đứng trước rất nhiều khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực cạnh tranh. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng thị phần và khách hàng của công ty đang mất dần về tay các đối thủ ngoại. Còn các nhà cung cấp, các đối tác cũng nhân cơ hội này đặt điều kiện khó hơn trong việc cung cấp hàng. CEO sẽ làm gì trong tình huống này?
CEO của chương trình:
Tiến sĩ Đặng Thế Tài - Giám đốc chi nhánh HCM- Tập đoàn Công nghệ CMC. Tổng Giám đốc Công ty Tích hợp hệ thống CMC Sài Gòn. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030
Nhóm cộng sự:
1. Ông Nguyễn Minh Quý – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Nova
2. Ông Đào Ngọc Hoàng Giang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Văn phòng Sao Mai. Thành viên Tổ chức kết nối thương mại Toàn Cầu BNI Việt Nam (Business Network International)
3. Thạc sĩ Lê Thanh Tú - Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ lễ tân JolieSiam, Phó chủ tịch Tổ chức giáo dục VitaShare. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030
Hội đồng giám khảo:
1. Giáo sư Loek Hopstaken – Trường Đại học Wittenborg Hà Lan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Học viện ERC Việt Nam
2. Ông Thái Quốc Minh - Thường trực Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel
3. Ông Võ Tấn Long – Tổng Giám đốc Công ty IBM Việt Nam
Xem Video tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Nhận xét xin viết đúng chính tả và có dấu, cảm ơn bạn