CÁCH ĐỌC NHÃN MÁC KHI ĐI MUA HÀNG

Đọc kỹ nhãn mác là một trong những điều cần làm khi mua sắm, giúp bạn chọn cho mình sản phẩm phù hợp, đồng thời hạn chế rủi ro nếu sản phẩm có thành phần mà bạn không thích.

Bao bì hàng hóa giữ hai vai trò, một là bảo quản hàng hóa bên trong và giúp nhà sản xuất quản lý sản phẩm, mặt khác lại là công cụ tiếp thị cho sản phẩm, có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng.

Tại Việt Nam, phần lớn người tiêu dùng (NTD) không có thói quen đọc kỹ nhãn mác trước khi mua, đồng nghĩa với việc bạn lơ là với chất lượng sản phẩm. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách đọc kỹ thông tin trên nhãn mác khi mua hàng, đặc biệt là đồ hộp thực phẩm.

Từ năm 1994, FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) đã yêu cầu các thông tin sau đây phải được ghi rõ ràng trên nhãn : Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm phải được dễ dàng tìm thấy trên mặt sau hoặc dưới cùng của gói sản phẩm, trong chiếc khung trắng đen riêng biệt.

Trọng lượng (Weight) : phản ánh giá thành sản phẩm, giúp bạn dễ dàng so sánh với các loại thực phẩm tương tự, hoặc chọn mua trọng lượng đóng gói tiết kiệm nhất, thường kí hiệu là “gram”.

Thành phần dinh dưỡng (Nutrition Facts) : cung cấp cho bạn thông tin về trọng lượng các chất như số gam chất béo, natri, cholesterol, carbohydrate, chất xơ, đường…Thế nhưng thông tin trên thường không quy ra calo để bạn nắm được nhu cầu sử dụng của mình. Bạn có thể ngầm hiểu:

1 gram chất béo = khoảng 9 calo. 
1 gam protein = khoảng 4 calo. 
1 gam carbohydrate = khoảng 4 calo. 
4 gram đường = 1 thìa cà phê đường

Giả sử bạn có một bịch bánh Snack với 7 gam chất béo, 2 gram protein, 13 gam carbohydrate, lượng calo của nó là 123 calorie. Do vậy đừng ăn quá 2 gói trong một ngày.
Việc xem thành phần dinh dưỡng không phải là quan trọng nhất nhưng nó giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn khỏe mạnh, khoa học, thích hợp cho việc giảm cân.

Thành phần (ingredient) : Các danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm tối quan trọng vì nó giúp bạn đánh giá đúng về sản phẩm và giá thành của nó. Ví dụ cũng là hộp sữa giấy cùng trọng lượng nhưng có hộp 3.000 đồng, có hộp 6.000 đồng, bạn có thể hiểu được nếu đọc kỹ thành phần là % sữa tươi hay sữa hoàn nguyên…

Quan trọng vậy nhưng chữ ở phần này rất nhỏ, chỉ 1-2 dòng và thường vắn tắt để kết thúc bằng dấu ba chấm với lý do quá nhiều thành phần nhỏ.

Việc mập mờ nhãn mác luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa nhà sản xuất , quản lý và cả NTD. Bạn có thể vận dụng quy luật chung “ngón tay cái” của Mỹ khi mua hàng:

_ Nếu danh sách các thành phần quá dài, có lẽ có rất nhiều phụ gia hóa chất trong sản phẩm, và bạn đang mạo hiểm sức khỏe của bạn bằng cách ăn nó. 
_ Nếu danh sách các thành phần ngắn gọn, nó có thể có hoặc không có chất phụ gia độc hại trong nó, vì vậy đọc các thành phần một cách cẩn thận.

_ Thành phần được liệt kê trên nhãn theo số lượng, thành phần tạo thành:

+ Số lượng lớn nhất của tất cả các thành phần được liệt kê đầu tiên 
+ Số lượng nhỏ nhất được liệt kê cuối 
+ Xem các chi tiết phụ khác trên trên bao bì. Ví dụ “hương táo” hay “chiết xuất táo”, “vị ngọt tự nhiên” hay “100% tự nhiên”...

Bên cạnh đó, nhiều tên gọi nhạy cảm với NTD thường “núp bóng” dưới dạng tên tiếng Anh, tên khoa học, như bột ngọt (chất điều vị 621 glutamate), màu nhân tạo, chất tạo ngọt, chất gây nghiện (caffein)… Bạn nên đọc kỹ nhãn mác để giảm thiểu những chất gây dị ứng hoặc không tốt cho sức khỏe cho mình.

Hạn sử dụng (Expiration Date) :

Nhìn chung, cách ghi hạn sử dụng của sản phẩm hiện nay vẫn khiến nhiều NTD lo ngại, thắc mắc. Thay vì ghi rõ ràng trên bao bì thành hai dòng ngắn gọn: NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng), nhiều mặt hàng, sản phẩm lại có những quy tắc ghi rườm rà, hoặc mã hóa bằng chữ và số khiến NTD mù mờ, nhất là các sản phẩm ngoại.

Quy tắc ghi này phụ thuộc vào quy định ghi nhãn hàng hóa của các nước trên thế giới, tuy nhiên các đơn vị nhập khẩu, phân phối sản phẩm cần phải chú thích lại rõ ràng hạn dùng để NTD yên tâm hơn khi chọn mua hàng.

Thay vì ghi đơn giản NSX – HSD bằng **/**/****, nhiều nhãn mác có cách ghi “date” rất lạ.

Công ty Pan Ferrera Candy, nhà sản xuất của Red Hots, Lemonheads, Jawbreakers, và bánh nướng đậu Boston, chọn cách ghi hạn bằng 6 chữ số: Ví dụ hộp Lemonheads là: 8C0432, thì 8 tượng trưng cho năm 2008, C là cho tháng ba, và 04 là ngày thứ tư của tháng. Hai chữ số cuối cùng là mã quản lý lô hàng.

Công ty New Candy Anh sử dụng lịch Julius cho ngày sản xuất của họ. Một số bánh kẹo mang nhãn Necco, Mary Janes, Sky Bar, Clark Bar, Banana… sử dụng một mã gồm sáu chữ số nhưng đặc biệt hơn. Ví dụ EXP là 320.772, số đầu tiên và số cuối cùng là mã công ty sản xuất (công ty con). Số thứ hai, thứ ba, và thứ tư là ngày sản xuất, theo lịch Julian. Vậy EXP thực sự của nó là 26 tháng 7 năm 2007.

Farley & Sathers, nhà sản xuất của Chuckles, Jujyfruit… lại có mã riêng như 8345CX. Các chữ số đầu tiên là năm sản xuất, vì vậy đây là năm 2008. Ba chữ số tiếp theo, 345, theo lịch Julian. Điều này sẽ là 11 tháng 12. Hai chữ cái cuối cùng không tính.

Sản phẩm của hãng Hershey's đơn giản hơn, bao gồm một số và một chữ. Ví dụ 8C có nghĩa là sôcola của bạn hết hạn vào Tháng Ba năm 2008.

Wrigleys có một mã hết hạn sáu chữ số viết tắt của DDMMYY. 280.409 có nghĩa là bạn nên nhai kẹo cao su Juicy Fruit của bạn vào hoặc trước ngày 28 tháng tư 2009.

Nestle, sử dụng một mã sản xuất không kém bí hiểm. Hãy xem xét: 7144BWB18G. Trong đó, chữ số 7 đầu tiên là năm, 144 là ngày Julian sản xuất, đó là ngày 24 tháng 5. Phần còn lại của số và chữ có giá trị kiểm định.

Với những sản phẩm “đánh đố” như vậy, bạn có thể lên trang web của sản phẩm để tham khảo cách mã hóa.
Theo Eva

Vụ sữa tươi: Sai nhãn mác hay gian lận thương mại?

- Thanh tra Bộ Y tế vừa có văn bản trả lời công văn của Hiệp hội người tiêu dùng phía Nam về vấn đề sữa tươi không đúng thành phần ghi trong nhãn mác. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết nhãn mác, chất lượng và thành phần trong các sản phẩm sữa đều không đúng như trong hồ sơ đăng ký.

Trong tháng 10, Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với một số cơ quan chức năng thanh kiểm tra tại 6 công ty sữa thuộc địa bàn các tỉnh phía Bắc (văn bản không nêu danh sách đó là những công ty nào). Nội dung kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với mặt hàng sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk, Thanh tra Bộ Y tế cho biết: Trong bản công bố, Công ty Vinamilk ghi là “Sữa tươi tiệt trùng không đường nhãn Vinamilk”, tuy nhiên trên bao bì đang lưu hành sản phẩm lại ghi “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất”.“Như vậy, tên của sản phẩm đang lưu hành không phù hợp với tên của sản phẩm ghi trong bản công bố” - Thanh tra Bộ Y tế kết luận.
Đối với các mặt hàng sữa tiệt trùng của các hãng sản xuất nói chung, trong bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm và trên bao bì đều ghi thành phần có sữa tươi nhưng trên thực tế kiểm tra hồ sơ sản xuất tại các công ty cho thấy có 33,3% đến 84,2% số mẻ sản phẩm không hề có sữa tươi. Trong các mẻ sản phẩm có sữa tươi, thành phần sữa tươi nguyên liệu thực tế có trong sản phẩm chỉ chiếm từ 2,2% đến 100%. Thanh tra kết luận: “Như vậy, việc ghi nhãn về thành phần sữa tươi của các sản phẩm sữa tiệt trùng hầu hết không phù hợp với thực tế hồ sơ sản xuất”.
Với kết quả này, có lẽ cần phải có một cơ quan có đầy đủ chức năng kết luận, chứ không thể chỉ đơn giản chấp nhận lời giải thích đơn giản của các nhà sản xuất sữa trả lời với khách hàng của mình như lâu nay. Có thể nói, sản phẩm bán ra không phải là sản phẩm đã đăng ký với nhà quản lý hoặc đã cam kết với khách hàng, bởi lẽ nó vừa không nguyên chất, vừa không đúng tên gọi như trong bản công bố.
Chẳng hạn, trường hợp trên một hũ yaout của Vinamilk có tới hai nhãn dán chồng lên nhau có thông tin khác nhau, và mới đây là sữa Lothamilk ghi trên hộp dung tích 200ml nhưng thực tế chỉ chứa 160ml hoặc 180ml, rồi Ducth Lady có thành phần sữa tươi thấp hơn thành phần khác nhưng trên bao bì vẫn ghi theo thứ tự thành phần “sữa tươi” đầu tiên.
Lời giải thích rằng đó là ghi sai nhãn mác hoặc tận dụng lại bao bì cũ khó lòng được người tiêu dùng chấp nhận. Chưa xét đến tính trung thực của lời giải thích này, riêng chỉ xét về quá trình lưu hành sản phẩm, nhà sản xuất không hề có lời thông báo trước với khách hàng. Lời giải thích chỉ được đưa ra khi khách hàng và báo chí phát hiện sản phẩm có vấn đề. Và một điều trùng hợp khó lòng xảy ra sự ngẫu nhiên là tất cả những “sai sót về nhãn mác” hầu hết chỉ theo chiều hướng có lợi cho nhà sản xuất, với chất lượng hấp dẫn, tốt hơn chất lượng thật của sản phẩm chứa trong bao bì đó.
Vu sua tuoi Sai nhan mac hay gian lan thuong mai
Người tiêu dùng đòi hỏi sự công bằng, minh bạch về thông tin. Ảnh: Đặng Vỹ
Với các sản phẩm sữa tiệt trùng nói chung, kết luận của Bộ Y tế khá rõ ràng, là chất lượng sản phẩm không đảm bảo đúng như chất lượng cam kết. Lâu nay người tiêu dùng vẫn sử dụng một loại sữa được chế từ sữa bột hoặc các loại sữa khác, nhưng vẫn cứ tưởng rằng “trong đó có sữa tươi”, bởi trên nhãn và trong hồ sơ cam kết với nhà quản lý ghi như vậy. Vấn đề này có được xem là gian lận thương mại hay không, người tiêu dùng đòi hỏi câu trả lời chính thức từ cơ quan có chức năng.
Trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi chính đáng của mình, người tiêu dùng rất cần có cơ quan chức năng, cơ quan quản lý của Nhà nước đi bên cạnh. Nhưng đến giờ phút này, chưa có cơ quan nào đứng ra giúp đỡ họ. Có một sự dễ dãi trong công tác xử lý vi phạm, khi Vinamilk công nhận những thiếu sót về nhãn mác. Hãng này thông báo sẽ khắc phục vào đầu năm 2007, tức trong thời gian này nếu có lô hàng mới sản xuất đưa ra thị trường thì vẫn dùng nhãn mác như cũ. Nhưng không hề thấy cơ quan chức năng, nhà quản lý nào có ý kiến. Mặc dù trong văn bản của Thanh tra Bộ Y tế có nói rằng, đoàn thanh tra và các cơ quan chức năng “ngoài xử phạt cảnh cáo và phạt tiền, đã áp dụng biện pháp khắc phục là: đình chỉ ngay việc đưa ra thị trường các lô hàng mới có nhãn không phù hợp với nhãn đã công bố…”.
Thanh tra Bộ Y tế cũng cho biết, Thanh tra đã yêu cầu các công ty có vi phạm thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi kinh doanh sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng trên nhãn có thông tin không đúng sự thật về thành phần sữa tươi. Thanh tra Bộ Y tế cho rằng “đến nay các cơ sở bị xử phạt đã thực hiện nghiêm quyết định và đã thông báo về thanh tra Bộ Y tế”. Tuy nhiên, đến giờ này chưa ai biết nhà sản xuất nào và có bao nhiêu nhà sản xuất vi phạm, bởi chưa có một sự công bố chính thức nào của cơ quan quản lý ngoài những thông tin mà báo chí tự có được. Kể cả, trong công văn của Thanh tra Bộ Y tế có cho biết là kiểm tra 6 đơn vị, nhưng ngoài Vinamilk có tên sản phẩm được nêu ra, còn lại không rõ 5 nhà sản xuất khác là những đơn vị nào.
Chính điều này càng khiến người tiêu dùng thắc mắc: Vì sao các cơ quan chức năng lại phải giấu kín danh tính cho các doanh nghiệp vi phạm? Liệu việc che giấu thông tin này có tiếp tục vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng? Nếu không có sự minh bạch về thông tin, thì hành vi “nhầm lẫn” với hành vi “gian lận” sẽ không còn cách xa nhau là mấy. Đó chính là kẽ hở, là điều kiện thuận lợi cho gian lận thương mại.
  • Đặng Vỹ
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Vinamilk nhận lỗi ghi từ “nguyên chất” trên bao bì sữa tươi

Chiều 18/10 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã có buổi họp báo giải thích về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm sữa tươi, vấn đề đang gây xôn xao dư luận trong thời quan qua.
Vinamilk nhan loi ghi tu nguyen chat tren bao bi sua tuoi
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk trả lời nhiều câu hỏi chất vấn của giới báo. Ảnh: Nguyễn Sa
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk cho hay, về thông tin sản lượng sữa bò tươi hiện nay chỉ thay thế được từ 22 - 25% sản lượng sản xuất sữa của Vinamilk là tính cho tất cả các dòng sản phẩm của công ty như các loại sữa bột, sữa chua... Còn riêng đối với loại sữa tươi (sữa nước) tiệt trùng thì bà Liên khẳng định dùng 99% sữa bò tươi cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất, từ 70 - 80% cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có màu & mùi như dâu, sôcôla và đường.
Về lý do không ghi rõ thành phần là bao nhiêu % sữa bò tươi, bao nhiêu % sữa bột... trên bao bì bà Liên cho rằng đây là bí quyết sản xuất (công thức riêng) của công ty. Tuy nhiên, bà Liên cũng công bố trong thời gian tới Vinamilk sẽ ghi cụ thể các thành phần này để người tiêu dùng an tâm.
Bên cạnh đó Vinamilk cũng thừa nhận ghi từ “nguyên chất” trên bao bì sữa tươi là không phù hợp với qui định ghi nhãn. “Từ ngày 10/10/06 chúng tôi đã gởi công văn đến cơ quan chức năng xin điều chỉnh nhãn mác” - Bà Liên cho biếm thêm.
Theo đó, “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” của Vinamilk sẽ đổi lại thành “Sữa tiệt trùng”; “Sữa tươi tiệt trùng khác (dâu, sôcôla, đường)” sẽ thành “Sữa tươi tiệt trùng”.
Được biết, năm 2005 tổng số sữa tươi từ đàn bò tại VN là 193 triệu lít Công ty Vinamilk đã thu mua hơn 90 triệu lít, chiếm khoảng 49%. Trong 9 tháng đầu năm 2006 Vinamilk đã thu mua 68 triệu lít sữa tươi, sản xuất được 79 triệu lít sữa nước và dự kiến sẽ thu mua khoảng 100 triệu lít sữa bò tươi trong năm 2006 này.
  • Nguyễn Sa
Việt Báo (Theo_VietNamNet)



Chọn mua thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm đóng gói thì đọc nhãn thực phẩm là một trong những kỹ năng rất cần thiết để chọn đúng loại thực phẩm tốt cho gia đình...
  
Chọn thực phẩm chất lượng, là yếu tố bảo đảm cho duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện đúng theo hướng dẫn dinh dưỡng. Nhãn thực phẩm cung cấp thông tin để đánh giá thực phẩm như số lượng các chất dinh dưỡng, thành phần của thực phẩm, các chất phụ gia.

1. Đọc thành phần

Thành phần các chất trong thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp. Phải làm quen với tên khác nhau của các thành phần có trong thực phẩm.Ví dụ như trên nhãn không có tên “đường” nhưng thực ra lại có đường dưới một tên khác như “mật”.
Cần quan sát và đọc nhãn kỹ lưỡng trước khi mua thực phẩm.
Cần quan sát và đọc nhãn kỹ lưỡng trước khi mua thực phẩm.

Nếu phải hạn chế ăn một thành phần nào đó thì cần phải kiểm tra danh sách loại này trước tiên. Chẳng hạn, một người bị dị ứng với một chất dinh dưỡng thì phải kiểm tra xem trong thực phẩm có chất đó không.

2. Kiểm tra số lượng “serving” (khối lượng ăn trong 1 lần) trong một bao/gói/hộ

“Serving” đã được chuẩn hóa ở trên 100 loại thực phẩm, bạn có thể so sánh với các sản phẩm tương tự về số lượng “serving” mà loại thực phẩm đó cung cấp.

3. Kiểm tra lượng calo trên một “serving”

Nên nhớ rằng, calories khuyến nghị rất khác nhau tùy thuộc vào tuổi, giới, cân nặng, tốc độ chuyển hóa, hoạt động thể lực của mỗi người. Tuổi trẻ vận động nhiều thường cần năng lượng cao hơn người già.

Nếu lượng calories trong thực phẩm đó cao mà bạn đang cần phải giảm cân, nên chọn loại thực phẩm khác.

4. Xem kỹ tỷ lệ phầm trăm chất dinh dưỡng trong ngày

Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày.

Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không. Đồng thời, cũng cần kiểm tra tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng mà bạn cần hạn chế như chất béo no, cholesterol ở trong thực phẩm. Nếu loại thực phẩm này có nhiều các chất trên thì bạn cần phải tránh không dùng

5. Đọc kỹ bất cứ sự mô tả/thông báo nào về sức khỏe có trên nhãn thực phẩm

Bạn có thể sử dụng những mô tả/thông báo này cho lựa chọn thực phẩm. Ví dụ, nếu trên nhãn một loại thực phẩm có ghi “giàu canxi”, điều này có thể cho biết rằng, thực phẩm này có thể giúp phòng bệnh loãng xương.

Theo Báo Đồng Nai

Đọc nhãn thành phần
Viết bởi Susan Bowerman, M.S., R.D., C.S.S.D.
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể tinh thông là có khả năng đọc nhãn thực phẩm để hiểu được bạn sẽ được gì từ thức ăn của mình.
Hãy xem ví dụ bên trái và đọc thông tin từ trên xuống dưới.
Kích cỡ khẩu phần và khẩu phần trong một hộp:
Hãy chú ý kĩ điều này. Nhiều người cho rằng gói bánh quy hay bánh quy giòn nhỏ, hoặc một chai nước uống cỡ trung bình là khẩu phần cho một người. Nhưng điều này có thể không đúng. Một khẩu phần “chính thống” của thức uống là 240ml, nhưng nhiều loại nước được đóng trong chai 480ml hoặc lớn hơn. Tất cả những thành phần dinh dưỡng trên nhãn đều ứng với một khẩu phần. Nếu bạn uống chai thức uống 480ml, bạn đã uống gấp đôi số năng lượng in trên nhãn thành phần, bởi vì bạn đã uống hai khẩu phần. Bạn cần phải nhân đôi tất cả các số liệu trên nhãn để biết được chính xác bạn đang ăn uống bao nhiêu năng lượng.
Calories, chất béo, chất đường bột và chất đạm:
Cũng giống như tất cả các chất dinh dưỡng khác, những chất này được tính theo mỗi khẩu phần. Trong ví dụ bên trái, một chén súp bông cải lùn, có chất phó mát, béo và có kem là 250 calories. Nhưng nếu bạn ăn hết cả hộp (2 khẩu phần), bạn đã lấy vào 500 calories. Bên cạnh lượng chất béo tổng cộng trong mỗi khẩu phần, nhãn thực phẩm còn cho biết lượng calories từ chất béo, nên bạn có thể làm một phép toán nhanh trong đầu tỷ lệ phần trăm calories mà bạn đang ăn vào từ chất béo. Trong ví dụ trên, có 135 calories từ chất béo trong tổng cộng 250 calories. Bạn có thể thấy ngay rằng hơn phân nửa lượng calories trong hộp là từ chất béo. Nhãn còn cho biết lượng chất béo bão hòa hay không bão hòa.
“Tổng lượng chất đường bột” cho bạn biết, một lần nữa, có bao nhiêu chất đường bột mỗi khẩu phần.
Hãy nhớ là lượng này có từ nguồn tự nhiên, như là đường tự nhiên trong sữa hay trái cây, nên nếu không nhìn vào danh sách thành phần mà chỉ nhìn vào dòng “Đường” thì không dễ biết được đường từ đâu. Nếu ngũ cốc có ít đường thêm vào, nhưng lại chứa nho khô, thì lượng đường có thể cao nhưng nó xuất phát từ đường trái cây tự nhiên. Hãy nhìn vào danh sách thành phần của đường: đường, đường nâu, đường mía, đường từ củ cải đường, rượu ngô, tinh thể rượu ngô, rượu gạo nâu, đextroza, fructoza, nước trái cây cô đặc, rượu ngô nhiều fructoza, mật ong, đường nghịch chuyển, maltodextrin, mật, đường thô, đường turbinado và sucroza đều là đường thêm vào.
Thỉnh thoảng nhà sản xuất thực phẩm sử dụng một số chất làm ngọt trong sản phẩm – với lượng nhỏ – cho nên tuy là nguyên liệu “rải rác” trên danh sách thành phần, nhưng cộng chung lại chúng có thể tạo thành lượng lớn đáng kể.
Chất xơ và đường là một phần của tổng lượng đường bột kể đến. Thức ăn với 5g chất xơ hoặc nhiều hơn trong mỗi khẩu phần là một nguồn chất xơ tốt.
% Giá trị hằng ngày:
Giá trị hằng ngày là giá trị tiêu chuẩn được đặt ra bởi Sở Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm dành cho nhãn thực phẩm. Đó là những tiêu chuẩn dùng để so sánh lượng chất dinh dưỡng trong một thức ăn với lượng được khuyên sử dụng mỗi ngày, nhưng dựa trên chế độ dinh dưỡng 2000 calories có thể không áp dụng được cho tất cả mọi người. Cho dù bạn biết là mình không cần tới mức độ calories đó, bạn vẫn có thể nhìn những giá trị đó để xem một thực phẩm nào đó có nhiều hay ít chất dinh dưỡng mà bạn quan tâm.
Trong ví dụ trên, một khẩu phần súp cung cấp 30% giá trị canxi hằng ngày, cũng khá cao. Nhưng nó còn có 25% giá trị chất béo hằng ngày – điều đó có nghĩa là ¼ lượng chất béo cần dùng trong một ngày đã được đóng gói trong 1 chén súp – đó thật là nhiều chất béo trong một khẩu phần!
Đây là một vài điều để hình dung khi bạn đọc nhãn thành phần:
  • Mỗi 5g chất béo là một muỗng trà chất béo (hoặc là một khoanh bơ nhỏ). Trong ví dụ trên, mỗi khẩu phần súp có 15g chất béo – đó là 3 muỗng trà (hay một muỗng ăn), hoặc là 3 khoanh bơ mỗi khẩu phần! Nếu bạn ăn cả hộp (2 khẩu phần), bạn đã tiêu thụ 6 khoanh bơ rồi đấy!
  • Mỗi 4g đường là một muỗng trà. Món súp đó có rất ít đường, chỉ có 2g mỗi khẩu phần, hoặc nửa muỗng trà. Nhưng chai trà ngọt 480ml có thể có đến 30g mỗi khẩu phần (và nhớ là chai đó chứa 2 khẩu phần 240ml). Nếu bạn uống hết chai, bạn đã uống 60g đường, đó là 15 muỗng trà hay 5 muỗng ăn, hay khoảng 1/3 chén.

Cách đọc nhãn hiệu thực phẩm





Chọn thực phẩm tốt để đảm bảo cho sức khỏe là điều không mấy dễ dàng. Nếu người thân trong gia đình bạn - hay chính bản thân bạn - được cảnh báo là có nguy cơ huyết áp cao hay tiểu đường, thì ắt hẳn bạn phải rất cẩn thận trong chuyện ăn uống.
Việc chọn thực phẩm cho đúng nhu cầu dinh dưỡng sẽ trở nên tương đối dễ dàng một khi bạn đã hình dung được phần nào thành phần dinh dưỡng chứa trong đó.
Bảng thành phần: Các thành phần thường được liệt kê theo thứ tự từ cao xuống thấp theo trọng lượng. Nếu bạn thấy trong món đồ muốn mua, các thành phần xếp hàng trên cùng gồm chất béo, đường hoặc muối, thì chắc chắn thành phần dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm đó là rất ít. Ví dụ như món tương cà, dù không phải là món ăn chính, nhưng chắc chắn là một món ăn có dưỡng chất.
Không có cholesteron: Có nghĩa là thực phẩm dạng này có nguồn gốc từ thực vật chứ không phải từ động vật. Không có cholesteron không có nghĩa là không có chất béo hay là ít chất béo. Một ví dụ chung là dầu thực vật là loại mang lại sức khỏe cho hệ tim mạch tốt hơn hết trong tất cả các loại chất béo, nhưng vẫn chứa 100%
calories từ chất béo.
Chất béo thấp: Có nghĩa là thực phẩm chứa ít hơn 3g chất béo mỗi khẩu phần. Do vậy, điều cần chú ý là nên cẩn trọng với số khẩu phần tiêu thụ. Nếu một khẩu phần gồm 8 cái bánh và bạn ăn hết 1/2 hộp, lúc đó lượng chất béo không còn thấp nữa.
Thăn bò: Chứa tối đa 17% chất béo theo cân nặng, chỉ bằng khoảng phân nửa lượng chất béo thường có trong nạm bò. Như vậy, mua thăn bò tính ra rẻ hơn là mua nạm bò vì bạn không cần phải cắt bỏ phần mỡ thừa khi nấu.
Lượng calorie đã giảm: Sản phẩm mang dòng chữ này chứa 1/2 lượng chất béo so với dòng sản phẩm cùng loại. Như vậy không có nghĩa là calorie thấp. Vì vậy, bạn cũng đừng nên quá tay khi sử dụng những loại xốt trộn rau đã giảm calories.
Không thêm đường/Không ngọt: Sản phẩm mang dòng chữ này có nghĩa là không có thêm đường trắng. Nhưng có thể vẫn có sự hiện diện của đường tự nhiên trong sản phẩm. Ví dụ, mứt trái cây thông thường là chứa đường từ trái cây, trong khi nước trái cây không ngọt cũng chứa đường từ trái cây và có thêm nước. Những người có vấn đề với lượng đường trong máu cần chú ý đến vấn đề này.
Nhẹ: Thông thường từ này được dùng để chỉ cho loại thực phẩm có ít màu sắc, hương vị. Điều này không đồng nghĩa với ít chất béo hoặc calorie.
Nguồn bổ sung chất xơ: Có nghĩa là mỗi khẩu phần phải chứa ít nhất 2g chất xơ. Ví dụ như với bánh mì, bảng thành phần sẽ bắt đầu với bột mì nguyên chất, bột mì ghè vỡ, bột yến mạch hoặc lúa mạch đen. Như vậy loại bột mì chưa chà trắng, hoặc thêm vào đều có nghĩa là bột mì trắng, không có chất xơ.
Nguồn bổ sung chất xơ cao: Mỗi khẩu phần phải chứa ít nhất 4g chất xơ. Ví dụ như ngũ cốc, rất khác nhau trong hàm lượng chất xơ. Dù là trẻ nhỏ hay là người lớn, cơ thể con người đều rất cần chất xơ.
Ít muối: Tức là chỉ chứa 1/2 hàm lượng muối so với các thực phẩm cùng chủng loại và nhãn hiệu và không thêm muối vào. Nên chú ý đến điều này trên các nhãn hiệu thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và đông lạnh. Để làm giảm lượng muối có sẵn trong thực phẩm hoặc rau củ đóng hộp, có thể lọc bỏ nước trong đó, hoặc thêm nước hay sữa vào để làm nhạt đi.
Nguồn: PNO







0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nhận xét xin viết đúng chính tả và có dấu, cảm ơn bạn

 
Chào khách đến với Đại lý VIÊN THÀNH - Chủ đại lý: Trần Thị Mân Địa chỉ: số 53 Tôn Thất Tùng - P.Hưng Dũng - Tp.Vinh
Cảm ơn khách đã ghé thăm!