alt text

Đại lý VIÊN THÀNH

Đại lý VIÊN THÀNH là một đại lý tạp hóa hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.

Đại lý VIÊN THÀNH
alt text

CÁCH ĐỌC NHÃN MÁC

Đọc kỹ nhãn mác là một trong những điều cần làm khi mua sắm, giúp bạn chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

CÁCH ĐỌC NHÃN MÁC
alt text

CÁCH ĐỌC MÃ VẠCH

Mã vạch hay EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 là một loại mã vạch trước đây thuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu .

CÁCH ĐỌC MÃ VẠCH
alt text

CẦN BIẾT KHI MUA HÀNG

Để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, khi mua bạn cần lưu ý một số điểm sau...

CẦN BIẾT KHI MUA HÀNG

Giải mã sự thành công của công ty thương mại điện tử số một Việt Nam

  • Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
  • by
  • Hà Nội 1.000 năm tuổi. Ngổn ngang bao sự kiện kỷ niệm. Con số 1.000 có thể đập vào mắt bất cứ người Hà Nội nào trên con đường mà họ đi mòn qua mỗi ngày. Khi nhìn vào số tuổi và vào chính thành phố, nhiều người yêu Hà Nội không thể không chạnh lòng hổ thẹn. Cảm xúc thoáng hiện, rồi thôi, mọi người lại quay trở lại với quỹ đạo cũ kỹ của mình. Trong những ngày này, có một người con của Hà Nội tâm sự, anh không muốn tham gia vào những sự kiện ồn ào, chỉ muốn lẳng lặng miệt mài làm việc góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Hà Nội và đất nước.
    Người đó là anh Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam (website vatgia.com). Ở cái độ tuổi mới ngoài 30, sở hữu trong tay một trong những website thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam mà theo định giá của dân trong nghề lên tới khoảng 60 triệu USD, cùng 4 công ty con khác cũng thuộc dạng tiềm năng - đó có thể là thành công lớn ngoài-sức-tưởng-tượng với rất, rất nhiều người. Thế nhưng bản thân người trong cuộc lại nhìn nhận về những gì mình đang có một cách “nhẹ như không” bởi theo anh, thành công chỉ là một khái niệm mang tính tương đối và anh tự thấy rằng phía trước mình đang còn có rất nhiều “ngọn núi” cần phải tiếp tục vượt qua.

    Anh Nguyễn Ngọc Điệp - Giám đốc Công ty CP Vật giá Việt Nam (vatgia.com)

    Từ khá lâu trước khi gặp Điệp, tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về anh, về bước nhảy vọt của vatgia.com từ số 0 trở thành một thương hiệu dẫn đầu về thương mại điện tử chỉ sau đúng 3 năm và cả vụ việc xôn xao gần đây nhất giữa baokim.vn (công ty con của Vật giá) với một đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tất cả khiến tôi nửa tò mò, nửa nghi hoặc. Nhưng quả thực, chỉ sau 2 tiếng trò chuyện với Điệp cộng với một vòng tham quan văn phòng Vật giá, tận mắt chứng kiến những cộng sự của anh đang miệt mài làm việc, mọi sự nghi hoặc trong tôi đều tan biến.

    Ấn tượng ban đầu của tôi là Điệp sở hữu khá nhiều tố chất của một doanh nhân thuộc thế hệ 8X - tư duy được lập trình sắc nét, khả năng phân tích nhạy bén, sự sáng tạo, quyết đoán, biết cách đặt mục tiêu, dám làm đến cùng. Và càng đối thoại, càng nghe Điệp trải lòng về tinh thần doanh nhân, về triết lý kinh doanh, về việc xây dựng mô hình tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, tôi lại nhận ra thêm ở Điệp độ đằm, độ chín về tư duy và tầm nhìn - điều thường chỉ thấy ở những doanh nhân gạo cội.     

    Mạo hiểm chọn một lối đi… chưa ai từng đi

    Xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời (Nhà may Phú Hưng với mười mấy cửa hàng tại Hà Nội), chẳng bao giờ phải lo toan đến những chuyện cơm - áo - gạo - tiền; thi đỗ vào một trong những trường đại học danh tiếng nhất (Đại học Ngoại thương), được học bổng sang Nhật du học rồi lại được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp có tiếng với mức lương thuộc hàng “khủng” - đó là “bệ phóng” khá hoàn hảo của Điệp.

    Thế nhưng, Điệp lại không chọn cho mình một lối đi an toàn theo lẽ thường: nối nghiệp gia đình hay trở thành người làm thuê “số 1” mà lại đâm đầu vào một ngả đường chưa ai từng đi. Điệp “bén duyên” với vatgia.com khi mà trong tay chẳng hề có một chút kinh nghiệm cũng như am hiểu gì về lĩnh vực công nghệ thông tin lẫn thương mại điện tử.   
         
    Lý giải cho quyết định này, Điệp kể lại, từ năm thứ 4 đại học, Điệp đã đầu quân cho một công ty chuyên về xuất khẩu lao động, đầu tư, xuất nhập khẩu, tư vấn du học, du lịch, tổ chức event,… Và ý tưởng về kinh doanh thương mại điện tử bắt đầu manh nha thời anh sang Nhật Bản vừa học vừa làm. Hồi đó, bạn bè, người quen thường nhờ Điệp đặt mua máy tính, máy ảnh, camera, mỹ phẩm,… gửi về Việt Nam.

    Bắt đầu từ số 0, vatgia.com đã trở thành một thương hiệu dẫn đầu về thương mại điện tử chỉ sau đúng 3 năm

    Không có thời gian, lại không có điều kiện đi lại nhiều (chỗ Điệp ở tương tự như Huế, muốn mua hàng hóa phải ra Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh) nên anh bắt đầu mày mò đặt mua hàng qua mạng. Càng làm, càng khám phá những tiện ích của việc giao dịch, mua bán qua mạng, Điệp càng thấy ham mê. Anh bắt đầu để tâm nghiên cứu các website thương mại điện tử tại Nhật Bản. Tổng số hàng anh mua qua mạng trong thời gian này lên tới 3-4 triệu USD. Nhưng ý tưởng cũng mới chỉ dừng lại tại đó.

    Là người có năng lực, lại làm việc cần mẫn, chỉ sau mấy năm, Điệp đã được chị Tổng Giám đốc tín nhiệm cho giữ chức Trưởng phòng về Nhật Bản, với mức lương cao ngất ngưởng, có tháng lên tới 10 ngàn USD/tháng. Ở tuổi 24 - 25 tuổi, Điệp đã tự mình mua nhà, mua xe mà không cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào của bố mẹ. Thế cũng đã được coi là thành công nhưng Điệp không muốn giam mình mãi trong cái “vùng an toàn” ấy.

    Đọc sách về các hiện tượng kinh tế của Nhật cũng như thế giới, anh ngẫm ra một điều: tất cả những tỷ phú giàu nhất trên thế giới đều tập trung vào 4 lĩnh vực chủ chốt: công nghệ, bất động sản, dầu lửa và phân phối. Đặc biệt, các công ty dẫn đầu trong lĩnh vực internet như Yahoo, Google hay Facebook,… đều được thành lập từ hai bàn tay trắng bởi những người rất trẻ.

    Năm 2008, vatgia.com vinh dự được nhận giải thưởng Sao Khuê
    dành cho giải pháp thương mại điện tử tiêu biểu

    Ước muốn năm nào lại quay trở lại. Anh suy nghĩ: nếu tính trung bình 3 ngày mình tiếp đón một đoàn khách Nhật, 1 năm được khoảng 100 đoàn, tổng cộng khoảng 300 khách, chỉ bằng 1/1.000 số lượng khách Nhật Bản tới Việt Nam hàng năm. Nhưng nếu lập ra một website cung cấp các thông tin về giá cả hàng hóa, thị trường, thông tin đối tác tại Việt Nam, thì sẽ thu hút được tất cả những Nhật quan tâm tới Việt Nam. Tên miền vatgia.com được đăng ký vào cuối năm 2005.

    Nhọc nhằn “hoài thai”

    Điệp kể, ý tưởng ban đầu là xây dựng một website hoàn toàn bằng tiếng Nhật nhưng cuối cùng run không dám làm vì qua quá trình làm việc với người Nhật, anh hiểu rằng người Nhật yêu cầu tiêu chuẩn rất cao (ngoài thông tin đồng bộ còn yêu cầu hệ thống thanh toán, thẻ tín dụng,… kèm theo) nên làm thử tiếng Việt trước.

    Hơn nữa, khi đó dân làm công nghệ thông tin không ai biết tiếng Nhật nên việc làm một site tiếng Nhật là điều khó có thể thực hiện được. Những bạn bè người Nhật của Điệp khi biết ý tưởng này cũng khuyên nhủ Điệp nên tập trung làm thị trường Việt Nam bởi với 80 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một thị trường vô cùng tiềm năng cho thương mại điện tử, lại đang bị bỏ ngỏ hoàn toàn, chưa có một công ty nào chiếm lĩnh.

    "Đi một mình bạn sẽ đi nhanh, đi cùng đồng đội bạn sẽ đi được xa"

    Vậy là Điệp quyết chí làm và làm bằng được dù chẳng ai tin rằng anh có thể đi đến cùng, ngay cả những người anh mời cộng tác. Lựa chọn làm website bằng tiếng Việt - tưởng là đã dễ dàng hơn nhưng hóa ra mới chỉ là khởi đầu cho hàng loạt khó khăn nối tiếp nhau. Cấu trúc dữ liệu của Vật giá được Điệp hình dung trong đầu rất phức tạp, đồ sộ và có rất nhiều tính năng. Điệp đã liên hệ với gần 20 công ty có tiếng về công nghệ thông tin ở Việt Nam để đặt hàng xây dựng vatgia.com nhưng đều bị lắc đầu từ chối vì quá khó.

    Cuối cùng, Điệp chọn ra 5 người nghiên cứu độc lập để xây dựng Vật giá và chỉ duy nhất một người trụ lại được đến cùng.  Làm ngày, làm đêm, 6 tháng sau thì website bắt đầu thành hình.

    Khi mới bắt đầu làm, Điệp nhẩm tính với số vốn tích lũy vài trăm ngàn $ trước đó cộng thêm tiền lương, tiền cho thuê nhà đều đặn mỗi tháng khoảng 100 triệu đồng (lúc này Điệp vẫn duy trì làm việc tại công ty cũ) thì có thể thu xếp ổn thỏa, lấy “tay phải” nuôi “tay trái”.

    Ai dè, mới làm được 1 năm thì nguồn vốn bắt đầu cạn, mỗi tháng tiền lương Điệp phải trả cho nhân viên lên tới khoảng 200 triệu đồng trong khi nguồn thu lại chưa có. Điệp đã tính đến nước bán nhà đi để làm tiếp và xin đầu tư khắp nơi nhưng chỉ có mấy người bạn Nhật sẵn lòng giúp sức, người 5.000 USD, người 10.000 USD. Ở Việt Nam không có mấy ai am hiểu về lĩnh vực này nên không dám mạo hiểm đầu tư.

    Được bạn bè giúp sức, đến tháng 07/2007, vatgia.com chính thức đi vào hoạt động. Tháng 03/2008, đánh giá được tiềm năng phát triển của Vật giá, IDG - Quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào rót vốn cho vatgia.com với mức đầu tư lớn nhất so với các công ty thương mại điện tử tính đến thời điểm đó. Sau IDG, mấy quỹ đầu tư của Nhật cũng tiếp tục góp vốn. Điệp đã so sánh tình cảnh của Vật giá lúc đó giống như một cảnh tượng kinh điển trong bộ phim 2012 - khi máy bay bay là là trên băng, chỉ còn cách gang tấc là đâm sầm vào vách núi thì bắt đầu vọt được lên. 

    Có thêm nguồn vốn, vatgia.com nhanh chóng ổn định hệ thống và tạo nên những bước nhảy vọt. Đến đầu năm 2010, vatgia.com đã bắt đầu tạo ra dòng tiền dương - điều mà có lẽ chưa một website thương mại điện tử nào tại Việt Nam làm được.

    Ước mơ tạo dựng một cuộc sống trên Internet

    Điệp chia sẻ: “Tự đứng được” - đó mới chỉ là nấc thang đầu tiên. Đích đến của của Vật giá trong tương lai là “Living internet” - tạo dựng một cuộc sống trên internet, nơi con người có thể sử dụng internet để làm bất cứ điều gì mình mong muốn.

    Mục tiêu của Vatgia.com là tạo dựng một hệ thống phục vụ con người thông qua internet - living internet

    Tương tự như “đế chế” Google, có Gmail (thư điện tử), Google Search (tìm kiếm), Google Earth (Trái đất), Google Sky (vũ trụ), Google Ocean (đại dương) giúp con người thám hiểm, khám phá tất cả thông tin trên thế giới thông qua internet, Vật giá chỉ là bước đầu giúp Điệp xây dựng một thế-giới-ảo, để nhờ đó mà cuộc-sống-thực của con người trở nên tiện lợi hơn. Đó là nơi mọi người có thể đặt tour du lịch, đấu giá, mua bán, thanh toán, chơi chứng khoán, bảo hiểm, đặt nhà hàng, khách sạn, đào tạo trực tuyến,…

    Khi tôi hỏi liệu trong bao nhiêu năm nữa Vật giá sẽ hoàn thành được mục tiêu đó, khác hẳn với những câu trả lời thông thường mà tôi thường được nghe như 5 năm, 10 năm hay 20 năm, Điệp lại thẳng thắn trả lời là “không bao giờ xong cả”.

    Anh giải thích, các công ty vĩ đại như IBM, P&G,Johnson& Johnson,… không bao giờ xác định sẽ xây dựng một công ty trong mấy chục năm cả, định hướng của họ là xây dựng công ty theo hướng trường tồn mãi mãi với thời gian. Muốn làm được điều đó, mỗi công ty phải tạo ra cho mình một hệ giá trị cốt lõi có tính bất biến với thời gian.

    Các giá trị cốt lõi của công ty được đặt trang trọng ở rất nhiều vị trí:
    thang máy, cửa ra vào, dọc theo hai bên tường,... như một sự nhắc nhở

    Bàn về triết lý kinh doanh, bàn về những nguyên tắc để xây dựng doanh nghiệp – cơ cấu tổ chức, văn hóa, Điệp đã chia sẻ cho tôi rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Những điều này không phải bản thân Điệp tự nghĩ ra mà trên cơ sở đúc kết, tổng hợp từ rất nhiều mô hình thành công trên thế giới. Và quan trọng hơn, Điệp đã thổi được vào những nguyên tắc khô cứng đó cái hồn, cái tư tưởng và tinh thần của chính bản thân mình, làm cho nó trở nên sống động, có sức mạnh lan tỏa tới từng nhân viên trong công ty.  

    1. Nguyên tắc cấp số nhân: người lãnh đạo không nhất thiết phải là người giỏi mà là người có tầm nhìn và khả năng định hướng, biết cách thu hút người giỏi sau đó kết hợp họ lại, tạo thành cấp số nhân. Trong kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp, 1+ 1 không nhất thiết phải bằng 2 mà có thể bằng hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ, tất cả phụ thuộc vào khả năng kết nối của người lãnh đạo cũng như bản thân từng cá thể trong cộng đồng.
    Điệp đưa ra so sánh, cả đất nước Việt Nam với gần 100 triệu dân, mỗi năm chỉ tạo ra giá trị khoảng 90 tỷ USD vì tính kết nối của người Việt Nam rất yếu. Trong khi đó, Google chỉ với khoảng 20.000 nhân viên lại tạo ra giá trị hàng trăm tỷ USD, vì bản thân mỗi cá của Google, khi kết nối với các nhân viên khác trong công ty, giá trị của họ sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Kết nối ở đây không phải bằng quan hệ yêu - ghét mà bằng văn hóa, bằng nguyên tắc, bằng giá trị sống, bằng mục tiêu chung để phát triển. Mục tiêu tối cao của Vật giá là tạo hệ thống phục vụ con người thông qua internet.
    2. Không bao giờ thoả mãn với bản thân: Luôn đưa ra ý tưởng mới, cải tiến công việc, tăng tốc độ, giảm chi phí để mọi việc tốt hơn.
    Các nhân viên được khuyến khích và tạo cơ hội phát triển không giới hạn

    Các nhân viên trong Vật giá được công ty khuyến khích và tạo cơ hội phát triển không giới hạn bằng cách liên tục tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn. Ví dụ lương tháng này 3 triệu thì tháng sau phải là 4 - 5 triệu, năm sau phải là 10 triệu. Ở Vật giá, các nhân viên được tuyển dụng không căn cứ vào bằng cấp, kinh nghiệm hay thâm niên mà chỉ căn cứ năng lực và nguyên tắc “up or out” (phát triển hoặc ra đi) chính là bộ máy sàng lọc nhân sự của công ty. Đã có những nhân viên chỉ mới vào sau 2 tháng đã đạt được thu nhập 30 triệu đồng/tháng.   
    3. Biến công ty thành gia đình, nơi mọi người được yêu thương, chia sẻ như các thành viên trong một đại gia đình.
    Chỉ cần bước chân vào văn phòng Vật giá, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận rõ nét sự thân thiện, gần gũi và ấm áp như bước chân vào một mái ấm gia đình. Trước cửa ra vào là máy đánh giày, sau cửa là tủ đựng giày dép nam, nữ được xếp sắp gọn gàng, ngăn nắp. Xen giữa những dãy bàn làm việc thẳng tắp là những lọ hoa, cây cảnh trang trí rất dễ thương. Ở khu giữa văn phòng được bố trí như một gian bếp nhỏ với lò vi sóng, tủ lạnh, khay đựng cốc chén,…

    Văn phòng được bài trí như một mái nhà ấm áp,
    máy đánh giày được đặt ngay trước cửa ra vào



    Tủ giày nam, nữ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng

    Khu vực giữa văn phòng được bố trí như một gian bếp nhỏ với lò vi sóng...

    ... tủ lạnh

    ....khay đựng cốc chén sạch bong
     
    Nhân viên được tùy ý trang trí bàn làm việc của mình, ngoài tài liệu bạn có thể dễ dàng bắt gặp những lọ hoa nho nhỏ, những chú gấu bông xinh xắn, những chùm bóng bay rực rỡ sắc màu. Dọc hai bên tường là những tấm bảng phân công nhiệm vụ của từng phòng, từng đội, từng nhóm được trang trí bằng tay với những câu tuyên ngôn rất đáng yêu như: “Đi một mình bạn sẽ đi nhanh, đi cùng đồng đội bạn sẽ đi được xa”,…

    Lọ hoa và cây xanh trang trí giữa các dãy bàn làm việc

    Bàn làm việc của Giám đốc không khác biệt với bàn làm việc của nhân viên.
    Trên bàn còn một cuốn sách đang đọc dở....

    Khác hẳn với các giám đốc khác thường có phòng làm việc riêng, trong văn phòng Vật giá, Điệp không lựa chọn cho mình một không gian riêng mà ngồi làm việc như mọi nhân viên khác trong văn phòng. Khi có việc muốn bàn bạc hay xin ý kiến chỉ đạo của Điệp, 300 nhân viên Vật giá không phải thông qua thư ký, trợ lý mà gặp thẳng trực tiếp.

    Anh cho biết trong công ty có một trang thông tin riêng, nơi mọi người có thể thoải mái chia sẻ mọi vấn đề gặp phải trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nếu một người gặp chuyện không may như mất xe, mất máy tính,… chỉ cần biết chuyện là mọi người trong văn phòng lại tự nguyện đóng góp, mỗi người một ít để giúp nhau vượt qua khó khăn. Điệp chia sẻ, chính những điều tưởng chừng nhỏ bé này sẽ giúp nhân viên cảm thấy yêu mến, gắn bó với công ty hơn và cống hiến hết mình cho thành công chung hơn.

    4. Luôn quan tâm phát triển con người. Tạo cho mọi người cơ hội, quyền hạn, lợi ích tương ứng với năng lực để họ phát triển, thành công cùng công ty. Ở Vật giá, mọi nhân viên có khả năng thăng tiến không giới hạn.



    Bảng tuyên dương thành tích của nhân viên

    Ngoài việc tự đặt mục tiêu nâng cao thu nhập không ngừng như đã nói đến ở trên, mọi nhân viên của Vật giá đều có thể tự đề bạt mình lên các cấp trưởng phòng nếu có đủ số người đi theo mình. Các nhân viên trong công ty có toàn quyền chuyển sang các phòng ban khác nếu thấy thích hợp hơn. Trưởng phòng sẽ bị cách chức nếu có hơn 70% nhân viên bỏ phiếu bất tín nhiệm. Khi cấp dưới đã đồng thuận với nhau, thì việc cách chức này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngược lại, người trưởng phòng cũng có toàn quyền tuyển dụng và sa thải nhân viên của mình.

    Một nhân viên đã đi qua hết các nấc phát triển trong công ty, nếu đủ tự tin có thể tự đề cử thay thế chính giám đốc… Nguyễn Ngọc Điệp hoặc đứng ra phát triển một công ty con khác của Vật giá. Nguyên tắc này giúp tạo ra một cơ cấu tổ chức phát triển vô hạn, nơi mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển ngang bằng nhau và cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của chính mình.

    Hiện tại, ở cấp lãnh đạo cao nhất, Điệp đã đào tạo và trao quyền cho 4 người làm giám đốc 4 công ty con của Vật giá (hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, phân phối, tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, du lịch). Trong tương lai sẽ tiếp tục mở ra 2 lĩnh vực nữa là chứng khoán, bảo hiểm. Đến lượt những lãnh đạo này, họ cũng phải tiếp tục đào tạo để xây dựng đội ngũ kế cận cho những công ty con tiếp theo.
    5. Luôn nâng cao độ thỏa mãn của khách hàng. Không bao giờ tiếc thời gian, công sức để thỏa mãn khách hàng.
    Mô hình hoạt động của Vật giá cũng như các công ty con được hình dung giống như một vòng tròn đồng tâm, trong đó khách hàng được đặt vào vị trí trung tâm. Vòng tròn tiếp theo là đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng (nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, thiết kế,…). Tiếp đến là bộ phận hỗ trợ (kế toán, hành chính, nhân sự, nhập liệu…). Vòng tròn tiếp theo là đội ngũ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc,…), tiếp theo là Hội đồng quản trị. Vòng tròn ngoài cùng là các cổ đông.
    Trong mô hình đó, nếu xét theo quan hệ dọc thì giữa các vòng tròn cũng tồn tại mối quan hệ khách hàng, vòng tròn trong là khách hàng của vòng tròn ngoài: khách hàng --> đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng  --> bộ phận hỗ trợ --> đội ngũ lãnh đạo --> Hội đồng quản trị -->Cổ đông.

    "Khách hàng là ông chủ duy nhất" - nguyên tắc tối thượng
    mà bất cứ ai vi phạm sẽ phải trả giá bằng sự ra đi của chính mình

    Bản thân Điệp và tất cả các nhân viên trong công ty khi giao dịch với khách hàng đều phải luôn tâm niệm: "Trong công ty chỉ có một ông chủ duy nhất đó chính là khách hàng. Khách hàng có thể đuổi việc bất kỳ ai chỉ bằng một hành động đơn giản: mua hàng của công ty khác".
    Đây là nguyên tắc tối thượng, bất cứ ai phạm phải sẽ phải trả giá bằng chính sự ra đi của mình. Điệp cho biết anh đã từng cho một nhân viên kỳ cựu, gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập nghỉ việc chỉ vì người này khi bất đồng với chính sách mới của công ty đã trì hoãn việc gặp khách hàng khi họ yêu cầu. Trong Vật giá, mọi người phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào, chuyện nội bộ có thể giải quyết sau.
    “Mục tiêu của các công ty vĩ đại là làm một chiếc thang, kéo dài vô tận từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, nhiệm vụ của chúng ta là hàng ngày, hàng giờ đưa công ty tiến lên từng nấc thang một”. Lấy câu nói đó để răn mình, khi nhìn lại chặng đường mà Vật giá đã đi qua, những gì mà mình đã đạt được, Điệp cho rằng mình vẫn đang đứng ở điểm khởi đầu, trước mắt anh còn rất nhiều “ngọn núi” mà anh và các cộng sự phải đồng lòng để chinh phục và vượt qua.

    Bởi thế, nên ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay - khi Vật giá đã gây dựng được thương hiệu mạnh và bắt đầu có doanh thu, lịch làm việc mỗi ngày của Điệp vẫn không hề thay đổi: vẫn dậy vào lúc 5h sáng, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, đọc sách (Điệp duy trì thói quen đọc mỗi ngày 1 cuốn sách), 7h sáng tới văn phòng làm việc đến 9h tối.

    Nghe đến đây, tôi mới hiểu tại sao, trong suốt cuộc trò chuyện, Điệp đã mấy lần nhắc đi nhắc lại rằng: bí quyết duy nhất để thành công là chả có bí quyết gì cả, bạn chỉ cần làm việc chăm chỉ và không bao giờ được thỏa mãn với bản thân. Muốn đạt được điều gì, điều quan trọng không phải là Nghĩ, mà là Làm – phải dám làm, dám đương đầu với thử thách, thì bạn mới có thể đúc rút được kinh nghiệm, mới có cảm quan tốt để xử lý khéo léo mọi tình huống, vượt qua mọi thử thách tiếp theo cho dù có khó khăn đến mấy.  

    Trong suốt thời gian phát triển công ty, điều làm Điệp hao tổn tâm trí nhất chính là làm sao nâng cao được ý thức của người mua, người bán, khi mọi người có ý thức, trách nhiệm với những hành vi của mình trên internet mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn. Hy vọng trong thời gian tới, người Việt Nam sẽ khắc phục được những thiếu sót này để thương mại điện tử có thể trở thành một lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước.
     
                                                                                                                                                                                                                            Người gửi Vũ Kim Hoàng 
     
    Đọc tiếp...

    Không phó mặc cho đại lý thao túng giá

  • by
  • Từ ngày 1-7, cơ quan báo cáo giá phải phân định rõ giá thu thập là giá bán buôn hay bán lẻ, giá tại nhà máy, siêu thị, chợ đầu mối hay tại chợ lẻ trong thống kê báo cáo của mình.
    Theo Bộ Tài chính, đây là một trong những biện pháp để cơ quan quản lý giá kiểm soát giá tốt hơn.
    Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế quản lý giá của chúng ta hiện nay, Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho biết phải nhấn mạnh rằng quản lý giá quá kém, buôn bán không hóa đơn, chứng từ. Hệ thống bán lẻ đang hoạt động phi tổ chức dẫn đến tình trạng “té nước theo xăng”, “té nước theo điện” liên tục xảy ra. Để giải thích cho việc tăng giá vô tội vạ, nhiều giới kinh doanh liệt kê hàng loạt chi phí: chi phí lưu thông, lãi suất ngân hàng tăng, tỉ giá ngoại tệ tăng…
    Chỉ riêng các nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục mặt hàng thiết yếu, theo quy định, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phải đăng ký giá cho Bộ Tài chính, còn các cửa hàng thì đăng ký cho Sở Tài chính địa phương. Tuy nhiên, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại, tưởng rằng quy định như trên là chặt chẽ, cơ quan quản lý giám sát được giá bán. Nhưng thực tế, chỉ nhìn vào mặt hàng sữa, với hàng ngàn sản phẩm sữa thì liệu cán bộ quản lý giá cấp sở có đủ thông tin và năng lực để phân tích xem giá đó được bán có đúng hay không. Rõ ràng là rất khó.
    Thực tế, Bộ Tài chính cho biết không nhận được bất cứ đăng ký tăng giá nào từ tháng 3 tới nay, trong khi giá sữa thì tăng đều đều. Qua đó cho thấy giá sữa đang bị các cửa hàng đại lý đẩy lên. Nhìn rộng ra thì các mặt hàng thiết yếu như sữa, thép, thức ăn chăn nuôi, gas… đang trong tình trạng bị mua đứt bán đoạn, buông lỏng khâu phân phối.
    Để tránh tình trạng tăng giá chóng mặt, nhiều ý kiến cho rằng hệ thống bán lẻ và bán buôn cần phải xây dựng lại. Doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối đầu mối cần phải chịu trách nhiệm đến cùng chất lượng cũng như giá sản phẩm của mình. Còn các đại lý, cửa hàng phân phối chỉ nên chia sẻ lợi nhuận bằng chiết khấu hoa hồng mà thôi.
    Thegioibanle.vn/ Theo phapluattp.vn
    Đọc tiếp...

    Thị trường mua theo nhóm chờ đợi đột phá mới

  • by
  • Thế giới bán lẻ
    Thị trường mua theo nhóm chờ đợi đột phá mới – Ảnh: Internet
    Sau khi Công ty VNG chính thức tuyên bố đóng cửa dịch vụ mua theo nhóm Zing Deal vào ngày 8-2-2012, nhiều lo ngại về sự sụp đổ hàng loạt của các website khác đang hoạt động theo loại hình mua theo nhóm. Cánh cửa thị trường tuy hẹp nhưng vẫn mở và chờ đợi những cú đột phá mới.
    “Zing Deal không thất bại”
    Theo một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam nhận định, việc Zing Deal tuyên bố đóng cửa là một động tác cho thấy Zing (thuộc Công ty cổ phần VNG) có chiến lược đúng đắn. Dù nhìn chung Zing Deal không thất bại, nhưng đối với riêng Zing, họ có những mục tiêu và kỳ vọng cao hơn mà Zing Deal không thuộc nhóm này – nên Zing quyết định không tiếp tục với Zing Deal nữa.
    “Đối với các công ty mua theo nhóm khác ở nhóm dưới, việc mảng kinh doanh theo nhóm này có tầm quan trọng như thế nào đến sự sinh tồn của những công ty đó sẽ quyết định họ sẽ làm gì. Nếu vẫn có lãi và lãi này quan trọng cho họ thì họ vẫn tiếp tục. Nhưng khả năng một công ty ở nhóm dưới có thể bứt phá để lọt vào nhóm bốn công ty mạnh nhất là rất thấp – vì thị phần quá chênh lệch giữa nhóm bốn công ty này với nhóm còn lại”.
    Dịch vụ Zing Deal chính thức ra mắt từ tháng 11-2010, giai đoạn thị trường mua theo nhóm đang rất sôi động với hàng loạt các website, dịch vụ có mô hình hoạt động giống với Groupon (càng nhiều người mua giá sản phẩm/dịch vụ càng rẻ) cùng ra mắt. Trong số đó có các “ông lớn” như Nhommua (thành lập từ liên doanh giữa Công ty Địa Điểm và quỹ đầu tư Đức Rebate Networks), HotDeal (một dịch vụ của Vinabook.com, thuộc Công ty MeKongCom), Muachung (VC Corp), CucRe (thuộc VatGia), CungMua (Công ty CP Cùng Mua).
    Sau hơn một năm thăng trầm với thị trường mua theo nhóm, Zing Deal chỉ tạo được một số cú đột phá nhỏ với những chương trình như “phiếu mua 32 lít xăng giá 100.000 đồng”, tuy vậy cơn sóng dần tan nhanh.
    Thị trường nhóm mua: tồn tại và chuyển dịch
    Tại Việt Nam, mô hình mua theo nhóm chỉ mới ra đời vào năm 2010 trên cơ bản sao chép nguyên bản mô hình Groupon nhưng đã phát triển rầm rộ trong giai đoạn từ cuối năm 2010 - 2011. Số lượng các website hoạt động kinh doanh theo mô hình này tại Việt Nam đạt đến con số gần 100. Tuy nhiên, số website hoạt động hiệu quả và có chỗ đứng trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, cụ thể vẫn là nhóm website hàng đầu như Hotdeal, MuaChung, NhomMua, CungMua.
    Do số lượng website mua theo nhóm tăng quá nhanh trong giai đoạn đầu vì mô hình quá dễ để sao chép nhưng nhiều website lại được đầu tư theo kiểu ”ăn xổi ở thì”, chất lượng dịch vụ kém đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người tiêu dùng trước mô hình kinh doanh mới này. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ tạo ra nhiều khó khăn cho các công ty nhỏ vốn thiếu hụt nguồn vốn đầu tư để duy trì hoạt động kinh doanh, thêm vào đó bảo đảm chất lượng dịch vụ là một thách thức lớn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Phần lớn các website đã ”lẳng lặng ra đi” sau một thời gian dài thua lỗ.
    Tuy Zing Deal chỉ chiếm khoảng 1% thị phần nhưng sự ra đi của Zing Deal cũng là tín hiệu mở đầu cho một cuộc sàng lọc trong năm 2012. Dự đoán sẽ có thêm nhiều công ty ra đi vì không có những đột phá khác biệt. Các công ty còn lại phải vật lộn với những chính sách mới hấp dẫn hơn, nâng cao trình độ lẫn tăng cường đội ngũ phục vụ, chất lượng của sản phẩm - dịch vụ cung cấp để lấy lại niềm tin và kéo khách hàng quay trở lại.
    Ngoài ra, nhiều dấu hiệu cho thấy một số công ty có sự chuyển dịch từ mô hình cung cấp sản phẩm sang cung cấp dịch vụ vì hình thức này đạt lợi nhuận cao hơn, trong đó vai trò của các công ty sẽ là môi giới trung gian.
    Anh H., một chuyên gia tư vấn chiến lược đầu tư của một quỹ đầu tư mạo hiểm có tiếng, cho biết: “Nhóm 4 công ty hàng đầu không bị ảnh hưởng gì bởi những tình hình này. Nếu có thì đó là cơ hội để họ thu hút đội ngũ kinh doanh và chăm sóc khách hàng của các công ty đóng cửa dễ dàng hơn. Tuy vậy, nhìn chung mua theo nhóm sẽ giảm dần sự hấp dẫn, cũng như vẫn còn khả năng một vài công ty mới sẽ tiếp tục tham gia thị trường, không loại trừ cả những công ty có tiềm lực rất mạnh. Các công ty hiện tại chắc chắn phải sáng tạo những mô hình mới dựa trên cơ sở thông tin khách hàng mà họ đã thu thập được, để tránh bị cạnh tranh cũng như tạo ra nguồn doanh thu mới. Khả năng rất lớn là họ phát triển theo hướng thương mại điện tử”.
    Theo Tuổi Trẻ/phanmembanhang.info
    Đọc tiếp...

    Bài học từ sự chết dần của Best Buy

  • by
  • Trước sự suy vong của một số đối thủ chính như Circuit City, Best Buy không những không tận dụng được thời cơ mà còn tiếp tục đánh mất thị phần.
    Thế giới bán lẻ
    Best buy đang chết dần
    Doanh thu của Best Buy liên tục giảm sút khiến các nhà đầu tư thất vọng. Năm 2011, cổ phiếu của Best Buy mất 40% giá trị, chỉ số P/E, vốn thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư đối với triển vọng kiếm tiền của một doanh nghiệp, chỉ đạt 6,23 lần, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành là 10,2. Nếu so sánh với Amazon, trang web bán lẻ trực tuyến hàng đầu nước Mỹ hiện nay thì vị thế của Best Buy rất khiêm tốn. Trong năm qua, giá trị thị trường Amazon đã tăng đến hơn 80 tỉ USD với chỉ số P/E ở mức 96.
    Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Sự bành trướng của Apple và Amazon trong khi Best Buy không có sản phẩm thế mạnh nào có thể sẽ khiến cho tương lai của Best Buy – công ty từng chiếm 1/3 doanh số bán hàng điện tử gia dụng ở Mỹ trở nên u ám.
    Dịch vụ khách hàng kém cỏi, sự vươn lên mạnh mẽ của các hãng bán lẻ trực tuyến, nhưng trên hết là việc tự đánh mất mình của Best Buy chính là những nguyên nhân khiến “cái chết” đang đến gần với Best Buy hơn bao giờ hết.
    Chậm thích ứng
    Tương lai của ngành bán lẻ là mô hình kinh doanh trực tuyến, mà tiêu biểu là Amazon. Do không mất các khoản phí như thuê mặt bằng, tồn kho sản phẩm, các công ty bán lẻ trực tuyến có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn so với các công ty bán lẻ truyền thống. Trớ trêu thay, người tiêu dùng ngày nay xem Best Buy như cửa hàng trưng bày sản phẩm của Amazon hoặc một số trang web bán lẻ trực tuyến khác. Có nghĩa là họ sẽ đến cửa hàng Best Buy tham khảo sản phẩm, được nhân viên tư vấn, so sánh giá, nhưng sau cùng lại mua hàng qua một trang web bán hàng trực tuyến có giá thấp hơn Best Buy.
    Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Best Buy lao dốc lại nằm ở khả năng thích ứng chậm chạp của công ty. Để thiết lập mô hình trực tuyến, Best Buy phải chuyển đổi sang lối tư duy mới, áp dụng cấu trúc quản trị mới và thực thi chiến lược mới. Đồng thời, quá trình tích hợp dữ liệu giữa hai hệ thống cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến cũng phải đồng bộ, đảm bảo dữ liệu về sản phẩm luôn được cập nhật theo thời gian thực. Tất cả những công việc này đã trở nên quá sức với một công ty cồng kềnh như Best Buy.
    Tự đánh mất mình
    Không thể phủ nhận rằng Best Buy đã rất nỗ lực để chuyển đổi sang mô hình trực tuyến. Tuy nhiên, cho đến nay, các nỗ lực của Công ty vẫn chưa mang lại kết quả khả quan nào. Best Buy cũng sở hữu trang web riêng và cho phép người tiêu dùng đặt hàng trực tuyến và nhận chúng tại cửa hàng. Tuy nhiên, sự đồng bộ của 2 hệ thống cửa hàng trực tuyến và cửa hàng thực của Best Buy vẫn còn nhiều khiếm khuyết.
    Tờ báo Minneapolis Star Tribune đưa tin, trước lễ Giáng sinh vài ngày, Công ty thông báo cho một số khách hàng rằng đơn hàng của họ bị hủy do Best Buy không còn những sản phẩm phổ biến như iPad, máy tính bảng, thiết bị chơi game PS3 và Nitendo Wii, dù nhiều đơn hàng đã được đặt trước đó gần một tháng. Best Buy đổ lỗi cho hoàn cảnh và hứa “sẽ thông báo cho những khách hàng bị ảnh hưởng”. Rõ ràng, điều này không thể khiến khách hàng hài lòng, nhất là khi trong vài ngày còn lại, họ không thể tìm ra giải pháp thay thế cho món quà Giáng sinh định tặng người thân.
    Khác với Best Buy, Amazon không nhận đơn hàng mà mình không thể đáp ứng cũng như không hủy đơn hàng mà không có giải pháp thay thế. Dù không sở hữu một cửa hàng thực nào, nhưng Amazon luôn đảm bảo gửi hàng tận tay cho khách, thường là miễn phí. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Amazon cũng rất chu đáo. Trang web của Amazon luôn có rất nhiều video hướng dẫn sử dụng, phần Hỏi-Đáp chi tiết và quan trọng nhất là phần khách hàng đánh giá sản phẩm và giải đáp thắc mắc cho nhau. Amazon lưu trữ thông tin về mọi đơn hàng, nhờ đó, có thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho khách hàng.
    Từ lâu nay, dịch vụ bán hàng của Best Buy đã bị nhiều người chỉ trích. Nhân viên thay vì quan tâm đến nhu cầu thật sự của khách hàng, lại chỉ chăm chăm bán cho được sản phẩm Công ty giao phó.
    Nói vậy không có nghĩa là những gì Amazon làm được, Best Buy không thể làm tốt hơn. Best Buy có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ khách hàng, phân phối, dự báo xu hướng tiêu dùng, marketing và bán hàng. Best Buy còn có nhiều chuyên gia về sản phẩm điện tử mà họ bán, cũng như mối quan hệ thân thiết với các hãng sản xuất hàng điện tử để thương lượng giá có lợi cho mình. Vấn đề chỉ là, Best Buy chưa tận dụng được những gì đang có.
    Từ năm 2009 đến nay, chiến lược trọng tâm của Best Buy vẫn chỉ là giữ vững thị phần và lợi nhuận, thay vì bắt kịp trào lưu mua sắm mới. Kết thúc quý IV/2011, doanh số của Best Buy tăng 1% nhưng lợi nhuận lại giảm 29%. Rõ ràng không phải Best Buy chết vì đối thủ mới, mà do họ tự đánh mất mình.
    Đã qua rồi cái thời mà khách hàng chỉ gắn bó với cửa hàng gần nhà. Giờ đây họ có thể mua hàng từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới internet mênh mông. Nhìn vào Amazon, không khó để nhận ra bí quyết làm nên thành công không phải là công nghệ tiến tiến hay Internet, dù 2 yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng, mà là việc thực hiện triết lý “lấy khách hàng làm trọng” một cách đúng nghĩa và xuyên suốt. Toàn bộ các hệ thống quản lý sản phẩm, cửa hàng trực tuyến, chính sách dịch vụ khách hàng đều xoay quanh triết lý này. Đây cũng là điều Best Buy luôn mạnh miệng tuyên bố với khách hàng và cổ đông, nhưng khoảng cách giữa nói và làm quả thật chưa tương xứng.
    Tiến trình suy thoái của một công ty bán lẻ thường có 2 giai đoạn: dần dần rồi đột ngột. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Best Buy đang ở giai đoạn đầu tiên và nếu không thay đổi triệt để, một khi giai đoạn hai diễn ra, nó sẽ diễn ra rất nhanh.
    Theo Vnbrand
    phanmembanhang.info
    Đọc tiếp...

    Chiến lược cạnh tranh với đối thủ ngoại trên thị trường bán lẻ

  • by
  • Trong nhiều năm qua, sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là tâm điểm chú ý của các chuyên gia, các tổ chức, đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Theo báo cáo xếp hạng thương niên của Planet Retail trên thị trường bán lẻ toàn cầu thì tính đến tháng 6/2010, Việt Nam đạt 43,302 tỷ USD, vượt lên trên cả Singapore, Hongkong, Phần Lan..Thậm chí nhiều dự đoán còn cho rằng, năm 2012 doanh số bán lẻ ở nước ta có thể đạt mức 85 tỷ USD.
    Vốn mang nhiều tham vọng khi tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã không chần chừ và bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để mở rộng hoạt động, gia tăng doanh số và lợi nhuận. Năm 2010, nhà bán lẻ lớn đến từ Pháp là Big C đã khai trương thêm 5 siêu thị nâng tổng số siêu thị Big C tại Việt Nam lên 14 siêu thị. Tương tự, chỉ trong vòng khoảng 2 năm, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đã sở hữu 2 siêu thị lớn tại Việt Nam và đang quyết liệt săn lùng mặt bằng để thực hiện kế hoạch mở 30 siêu thị tại nước ta cho đến năm 2018. Thêm vào đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ mới với tiềm lực mạnh hơn, quyết liệt hơn cũng đang đẩy các doanh nghiệp bán lẻ nước ta đứng trước nhiều thách thức. Năm 2010, hệ thống bán lẻ Family Mart Nhật Bản chính thức vào Việt Nam với rất nhiều nét khác biệt như kinh doanh 24/24 giờ với 70% chủng loại sản phẩm và dịch vụ khác hẳn các đối thủ. Tháng 7/2011 EMart  – tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc cũng chính thức vào Việt Nam với kế hoạch thiết lập hệ thống chuỗi 52 siêu thị, cửa hàng và tổng đầu tư sẽ tăng dần đến 1 tỉ USD.
    Có thể thấy rằng, với tiềm lực mạnh, kinh nghiệm thị trường các tập đoàn bán lẻ đang tỏ rõ họ có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp nước ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp nước ta chịu đứng im để mất thị phần mà thay vào đó nhiều doanh nghiệp đã đối mặt trực tiếp với các đối thủ ngoại. Theo kế hoạch, hết năm 2011 Co.op Mart sẽ khai trương thêm ít nhất 10 siêu thị và 30 cửa hàng tiện ích. Đồng thời, Co.op Mart còn kết hợp với Đài truyền hình TPHCM cho ra đời kênh mua sắm mới qua truyền hình. Còn Sài gòn Co – op phát triển kênh bán hàng lưu động phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp với hơn 1.000 chuyến bán hàng mỗi năm. Mặc dù quyết tâm như vậy, nhưng trong cuộc chiến này các doanh nghiệp nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu như vốn nhỏ, kinh nghiệm thiếu, công nghệ lạc hậu, quản trị nhân lực yếu..Vì vậy, nhiều khi chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta vẫn còn rất mơ hồ, thiếu đột phá và chưa đồng bộ. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta lại vẫn đang xem nhẹ việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với bạn hàng và các nhà cung cấp. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo“thị trường bán lẻ trong nước có nguy cơ rơi vào tay đối thủ ngoại”.CEO sẽ phải làm gì trong cuộc đua gam go này
    Tình huống của CEO :
    Tình huống dành cho CEO của một Công ty. Công ty đang sở hữu một hệ thống bán lẻ có thương hiệu trên thị trường. Thời gian gần đây, việc nhiều tập đoàn bán lẻ của nước ngoài có tiềm lực mạnh, chiến lược cạnh tranh bài bản vào thị trường Việt Nam đã khiến công ty đứng trước rất nhiều khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực cạnh tranh. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng thị phần và khách hàng của công ty đang mất dần về tay các đối thủ ngoại. Còn các nhà cung cấp, các đối tác cũng nhân cơ hội này đặt điều kiện khó hơn trong việc cung cấp hàng. CEO sẽ làm gì trong tình huống này?
    CEO của chương trình:
    Tiến sĩ Đặng Thế Tài - Giám đốc chi nhánh HCM- Tập đoàn Công nghệ CMC. Tổng Giám đốc Công ty Tích hợp hệ thống CMC Sài Gòn. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030
    Nhóm cộng sự:
    1. Ông Nguyễn Minh Quý – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Nova
    2. Ông Đào Ngọc Hoàng Giang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Văn phòng Sao Mai. Thành viên Tổ chức kết nối thương mại Toàn Cầu BNI Việt Nam (Business Network International)
    3. Thạc sĩ Lê Thanh Tú - Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ lễ tân JolieSiam, Phó chủ tịch Tổ chức giáo dục VitaShare. Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 2030
    Hội đồng giám khảo:
     1. Giáo sư Loek Hopstaken –  Trường Đại học Wittenborg Hà Lan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Học viện ERC Việt Nam
    2. Ông Thái Quốc Minh - Thường trực Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel
    3. Ông Võ Tấn Long  – Tổng Giám đốc Công ty IBM Việt Nam

    Xem Video tại đây
    Đọc tiếp...

    Starbucks lên kế hoạch vào Việt Nam

  • by
  • Người khổng lồ trong lĩnh vực cafe của Mỹ – Starbucks đang kế hoạch tiến vào thị trường Việt Nam năm 2013, sau khi thâm nhập Ấn Độ vào 2012, Giám đốc điều hành Howard Schultz cho hay

    Theo BBC, 20% doanh thu của Starbucks đến từ thị trường nước ngoài. Hiện hãng có hai bộ phận kinh doanh, một phụ trách thị trường Mỹ và hai là bộ phận kinh doanh quốc tế.
    Trong kế hoạch mở rộng tới đây, hãng sẽ cơ cấu thành 3 chi nhánh, một phụ trách thị trường châu Mỹ, Trung Quốc và châu Á Thái Bình Dương. Chi nhánh thứ hai chuyên phụ trách thị trường châu Âu. Các thị trường còn lại thuộc quản lý của chi nhánh thứ ba.
    Cũng trong kế hoạch này, Ấn Độ và Việt Nam được xem là một điểm đến mới, bên cạnh việc mở thêm cửa hàng mới tại Trung Quốc, Brazil.
    Sự xuất hiện của Starbucks được nhiều người sành cafe Việt Nam đón chờ, sau khi đã được thưởng thức một số thương hiệu đồ uống và fastfood nổi tiếng ngay trong nước như Illy’s, Gloria Jeans, KFC hay Pizza Hut.
    Từ vài năm trước, nhiều người đã đồn đoán về khả năng này, tuy nhiên đây là lần đầu tiên hãng công khai kế hoạch. Trước đó, Starbucks cũng không mấy mặn mà với những đề nghị nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
    Starbucks hiện có 11 cửa hàng ở Mỹ và Canada. 6.000 cửa hàng khác đang nằm rải rác nhiều nơi trên thế giới.
    Kể từ khi trở lại nắm quyền điều hành vào tháng 1/2008, Schultz giúp công ty gặt hái nhiều thành công, từ việc đóng cửa những điểm kinh doanh kém hiệu quả ở Mỹ, cho tới sáng kiến bán cafe đóng gói sẵn trong siêu thị. Tháng 1 năm nay, công ty quyết định đổi logo lần thứ ba, cắt bỏ hai từ Coffee và Starbucks ở vòng tròn bên ngoài, mà chỉ giữ lại và phóng to hình ảnh nữ thần Siren ở tâm hình tròn. Thay đổi này được công ty lý giải là nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang đồ uống ngoài cafe và đẩy mạnh bán đồ ăn.
    Thegioibanle.vn/ Theo vnexpress.net
    Đọc tiếp...

    Thương hiệu Sony được yêu thích nhất tại châu Á

  • by
  • Tạp chí kinh doanh và tiếp thị Campaign công bố danh sách thường niên 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Các thương hiệu điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc giữ 5 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng gồm Sony, Samsung, Panasonic, LG và Canon


    Bản thăm dò được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường TNS với sự tham gia của 3.322 khách hàng từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan.
    Top 10 thương hiệu tại châu Á – Thái Bình Dương:
    1. Sony
    2. Samsung
    3. Panasonic
    4. LG
    5. Canon
    6. Apple
    7. Hewlett-Packard
    8. Google
    9. Nestle
    10. Nike
    Danh sách 5 thương hiệu hàng đầu không thay đổi kể từ năm ngoái đã phản ánh mức ảnh hưởng thường nhật của họ tới người tiêu dùng châu Á.
    Bảng xếp hạng Top 100 không ghi dấu của bất kỳ công ty nào đến từ Trung Quốc. Haier, công ty sản xuất đồ điện tử và hàng tiêu dùng của Trung Quốc, xếp thứ 102. Tại Trung Quốc, công ty sản xuất mỳ ăn liền Master Kong của Đài Loan là cái tên được biết đến nhiều nhất, chỉ sau Sony.
    Theo Tạp chí marketing Campaign thì: “Bản thăm dò năm nay lại một lần nữa cho thấy các thương hiệu của Trung Quốc và Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức để giúp người tiêu dùng ở các nước khác nhận ra họ”.
    Mặc dù châu Á luôn “khát” hàng hiệu nhưng không có thương hiệu xa xỉ nào nằm trong Top 25. Những cái tên nổi tiếng như Chanel, Rolex và BMW lần lượt xếp vị trí thứ 30, 42 và 49.
    Đặc biệt, hãng thời trang Prada đã mất gần 100 bậc, rớt xuống vị trí số 348. Hãng này mới đây đã niêm yết cổ phiếu của mình tại sàn Hong Kong.
    Thegioibanle.vn
    Đọc tiếp...

    Phạt hơn 400 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa

  • by
  • Tin từ Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng cho biết, trong đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán từ ngày 1 – 31/1/2011, đơn vị đã ra xử phạt 422 trường hợp vi phạm về kinh doanh hàng hóa với số tiền 750 triệu đồng.
    Các cơ sở kinh doanh này đã vi phạm quy định về niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu dịp tết như rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt, thực phẩm… Xử phạt 120 cơ sở “chặt chém” khách hàng.
     
    Hơn 400 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa (Ảnh minh họa)
    Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 10 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và đã tịch thu gần 3 tấn áo quần, giày dép, gần 5.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, hơn 500 thiết bị, máy móc, đồ gia dụng…
    Ngoài ra, chi cục cũng đã xử phạt 23 cơ cở kinh doanh gas do vi phạm các quy định về kinh doanh.
    Dantri.com.vn/phanmembanhang.info
    Đọc tiếp...

    Walmart lấy lại niềm tin khách hàng như thế nào?

  • by
  • Đã có không ít lần Walmart chịu những chỉ trích nặng nề từ phía người tiêu dùng vì mô hình kinh doanh khác lạ của đại gia bán lẻ lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, Walmart luôn biết cách xoay chuyển tình thế và chiến thắng.
    Danh tiếng đi cùng sự…chỉ trích
    Phần mềm bán hàng VNUNI
    Sam Walton thành lập Walmart ở Arkansas năm 1962 với ý tưởng giúp dân miền Nam nước Mỹ cũng được hưởng nhiều chiết khấu như ở thành phố lớn. Để bù đắp cho lợi nhuận cận biên thấp, công ty phải bán với số lượng nhiều hơn tại nhiều cửa hàng lớn.
    Để hạ giá thành, Walmart giao dịch trực tiếp với các nhà sản xuất, đầu tư vào công nghệ và logistics, tăng hiệu suất nhân công, trong khi vẫn giữ chi phí lao động thấp.
    Năm 2004, Walmart đã dẫn đầu danh sách Fortune 500, vừa là tập đoàn lớn nhất thế giới vừa là chủ lao động phi chính phủ lớn nhất nước Mỹ. Nhưng Walmart, trong nhiều năm, cũng đã chịu sự chỉ trích và lo ngại về tác động của các cửa hàng Walmart tới cộng đồng dân cư do ảnh hưởng đến môi trường và chế độ chăm sóc sức khỏe nhân viên của công ty.
    Những người chỉ trích Walmart đã bắt đầu tổ chức các chiến dịch biểu tình, điều này ngày càng gây tiếng vang với công chúng, trong đó có cả những người tiêu dùng trung lưu giàu có hơn ở đô thị – nhóm được công ty xác định là thị trường chủ chốt tiếp theo nếu muốn cải thiện tốc độ tăng trưởng.
    Những chỉ trích duy trì liên tục đã dẫn tới việc mất dần khách hàng và trì hoãn mở thêm cửa hàng mới.
    Kiên nhẫn chờ cơ hội
    Trước nguy cơ mất một lượng lớn khách hàngLee Scott, giám đốc điều hành Walmart đã quyết định thực thi một chiến dịch nhằm lấy lại danh tiếng cho Walmart. Công ty đã thiết lập “phòng chiến tranh” mang phong cách chiến dịch chính trị và khởi động sáng kiến môi trường bền vững đầy tham vọng.
    Và rồi, khi cơn bão Katrina ập đến bờ biển Hoa Kì hồi tháng 8/2005, cơ hội đã đến để gợi nhắc quần chúng về những giá trị cơ bản của Walmart – đưa hàng hóa đến cho người dân một cách hiệu quả nhất có thể. Walmart lúc đó đã có Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp, trung tâm này được huy động ngay khi nhóm phản ứng của Walmart biết tin cơn bão đang đến gần
    Bằng cách truy cập nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ của mình, Walmart có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tại những khu vực bị cơn bão đe dọa một cách cực kì chính xác và chi tiết. Ví dụ, Walmart đã biết được rằng sau một cơn bão, nhu cầu về cưa xích sẽ tăng vọt.
    Nhà kho Walmart đã chuẩn bị để vận chuyển những mặt hàng có nhu cầu cao – ví dụ như nước đóng chai, đèn pin và máy phát điện di động – tới các quản lý cửa hàng nhờ mạng lưới vận tải đường bộ khổng lồ.
    Khi các nhà khí tượng thông báo rằng cơn bão đã thay đổi lộ trình và hướng thẳng đến New Orleans, Walmart cũng đã đổi hướng vận chuyển hàng hóa đến những khu vực trên đường đi của cơn bão.
    Các tài xế của Walmart được chào đón như những vị anh hùng khi xe của họ đến vùng bị thiên tai nhiều ngày trước những nỗ lực cứu trợ của Chính phủ.
    Phản ứng trước cơn bão Katrina đã tiếp thêm sinh lực cho công ty vốn đang trong cảnh khó khăn. Walmart đã tạo được uy tín trong việc tận dụng năng lực cốt lõi: biết người tiêu dùng muốn gì và mang thứ đó đến cho họ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
    Học được gì từ Walmart?
    Danh tiếng của các công ty không chỉ bị chi phối bởi trải nghiệm của khách hàng. Các sự kiện mang tính cộng đồng cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của người tiêu dùng và các bên liên quan. Những sự kiện đó có thể là một “cuộc khủng hoảng cấp tập đoàn” hay một thảm họa tự nhiên, nhưng cũng có thể là cơ hội cho các công ty để lại ấn tượng tốt đẹp lâu dài.
    Tại thời điểm thiên tai, các công ty có thể chứng tỏ năng lực và sự chu đáo của mình – và Walmart đã rất xuất sắc về cả hai điều đó. Hơn nữa, tại những thời điểm như vậy, mọi người sẽ không nhìn nhận các công ty như là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mà như là thành viên của cả cộng đồng.
    Tuy vậy, họ cũng nên tránh bất cứ điều gì có thể bị hiểu thành quảng bá bản thân hay tư lợi bản thân. Walmart đã cho phép các quản lý cửa hàng và các tài xế xe tải tự viết lên câu chuyện anh hùng của riêng bản thân mình.
    Quản trị danh tiếng cần có sự kết nối chặt chẽ với những chiến lược và đặc tính cốt lõi của công ty, đồng thời cũng yêu cầu khả năng tư duy chiến lược từ góc nhìn của quần chúng vốn ngày càng hoài nghi. Walmart đã thành công trong việc ứng phó với thách thức Katrina và biến nó thành cơ hội để chứng minh giá trị xã hội tích cực của mô hình kinh doanh cốt lõi của mình.
    thegioibanle.vn/ TheoFT
    Đọc tiếp...

    Walmart và Amazon: kỳ phùng địch thủ

  • by
  • Các doanh nghiệp lớn thường có đối thủ nặng ký của mình, như Coca-Cola có Pepsi, hay Microsoft có Apple,… Và trong số những cặp kỳ phùng địch thủ này, không thể không nhắc tới Amazon – Walmart, hai gã khổng lồ đang cạnh tranh nhau trong lĩnh vực bán lẻ.
    Với cùng một phương châm bán hàng, cùng một phương thức kinh doanh, Amazon và Walmart đang cạnh tranh khốc liệt trên thị phần của mình.
    Wallmart – ngai vàng khó truất
    Nếu như cuối thế 20 được xem là thời của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Wal-Mart hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng.
    Được thành lập vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wallmart đã sử dụng công thức cắt giảm chi phí, giảm giá, dịch vụ tối ưu, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin, đảm bảo cuộc sống nhân viên làm tiêu chuẩn hàng đầu. Và nhờ có công thức này, hiện nay Walmart đã trở thành một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ, xếp trên cả những đại gia trong các ngành công nghiệp dầu khí (Exxon Mobil), xe hơi (General Motors, Ford Motors), máy bay (Boeing),…
    Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh sách Fortune (bắt đầu hình thành từ năm 1955). Ngoài ra nó cũng hiện diện trong danh sách Fortune 100 công ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin vào làm việc nhất.
    Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỉ USD/năm. Ðến thời điểm 1993 thì nó đã ở mức thu vào một tỉ USD mỗi tuần.  Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỉ USD. Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người. Và đến năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần 1 tỉ USD. Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỉ USD.
    Thế giới bán lẻ
    Ông vua Walmart
    Để hiểu rõ hết sức mạnh của Wallmart, ta có thể thử làm một phép so sánh. Nếu toàn bộ tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam đạt 60 tỉ USD Mỹ trong năm 2006, thì Wal-Mart chỉ mất 3 tháng đã có doanh số bằng như thế. Thậm chí, nếu xem Walmart như một quốc gia thì đây là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, vượt qua cả Nga và Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc (sau Đức). Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, trong một thập kỷ nữa, doanh số hàng năm của Wal-Mart có thể vượt 1.000 tỉ USD.
    Những con số này chỉ một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mới có thể có được!
    Wal-Mart nổi tiếng là bán giá hạ, nhắm vào người tiêu thụ thuộc giới bình dân. Tuy vậy, họ cũng phân tán thị trường để nhắm vào giới tiêu thụ khá giả hơn. Wal-Mart, bằng thực tế bán hàng, đã khiến người ta dần hiểu rằng, không việc gì phải đi mua giấy lau tay hoặc bột giặt ở một tiệm sang trọng trong khi tới Wal-Mart giá rẻ hơn mà hàng hóa vẫn như nhau. Hiện nay, giới trung lưu cũng “xuống” mua ở Wal-Mart để tiết kiệm, bù lại cho tiền chi tiêu thêm vì xăng lên giá.
    Với công thức giúp khác hàng tiết kiệm tối đa tiền của mình, Walmart đã vươn lên trở thành một tập đoàn có sức mạnh sánh ngang với một nền kinh tế phát triển, và vững vàng trên ngôi vị “ông vua của lĩnh vực bán lẻ”
    Amazon – vua của thế giới “ảo”
    Thống trị trong lĩnh vực bán lẻ và từ lâu tưởng như không có đối thủ trong suốt 50 năm tồn tại, “đế chế” bán lẻ hùng mạnh Wal-Mart của Mỹ có lẽ không thể ngờ rằng kỳ phùng địch thủ của mình lại xuất hiện từ thế giới “ảo”. Những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và tiện ích mà mạng Internet đem lại đã hình thành nên Amazon – trang web bán lẻ trực tuyến lớn nhất hiện nay. Dù hiện tại quy mô còn nhỏ con hơn so với Walmart nhưng Amazon là một đối thủ hết sức đáng gờm.
    Thế giới bán lẻ
    Amazon thống trị ngành bán lẻ trực tuyến
    Nếu Walmart thể hiện sự thống trị của mình bằng hàng loạt các cửa hàng bán lẻ phủ dày đặc trên bề mặt nước Mỹ và vô số quốc gia khác trên thế giới, thì Amazon lại chẳng cần một cửa hàng chính thức nào. Ra đời ngày 16/7/1995, không lâu sau khi Internet bắt đầu phổ biến, Amazon thực sự là nhà tiên phong trong lĩnh vực thương mai điện tử, và giờ đây đang nắm chắc vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.
    Mở đầu chỉ là trang web chuyên bán lẻ sách, danh mục hàng hoá của Amazon đã mở rộng nhanh chóng từ sách tới DVD, đồ điện tử, đồ chơi, game, đồ gia dụng, phần mềm…. Sau giai đoạn cùng các công ty dot.com khác rơi vào suy sụp cùng vụ vỡ bong bóng Internet, Amazon đã bắt đầu khởi sắc. Trong khi hầu hết các ngành kinh doanh khác đang gặp khó khăn, doanh thu của Amazon lại đạt mức tăng trưởng khoảng 20%/năm.
    Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của Amazon ở mức 5%, vượt xa tất cả các nhà bán lẻ truyền thống và theo sát “nhà vô địch” là tập đoàn siêu thị lớn nhất thế giới Wal-Mart. Trị giá cổ phiếu của Amazon đã tăng lên mức rất cao và có mức tăng trưởng vượt qua cả các đại gia tên tuổi như Dell, Cisco, Microsoft, Wal-Mart.
    Và cho tới thời điểm hiện tại, Amazon đã bước vào danh sách các công ty có lợi nhuận cao nhất nước Mỹ, với giá trị cổ phiếu tăng tới 8% trong năm 2011, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Câu truyện về thành công vang dội của Amazon và ông chủ của nó, Jeff Bezos, đã trở thành huyền thoại.
    Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, người chưa bao giờ ủng hộ các ngành kinh doanh công nghệ, cũng trở thành một fan hâm mộ của Amazon và Bezos. “Tôi đã sử dụng máy tính được 8 hay 10 năm, và tôi chỉ trả tiền để mua 3 thứ ở trên mạng: báo Wall Street Journal, môi giới chứng khoán trên mạng và những cuốn sách mua từ Amazon.com”.
    Cũng giống như Wallmart, Amazon cũng đặt tiêu chí bán hàng giá rẻ lên hàng đầu. Tuy nhiên, với đặc thù kinh doanh của mình, Amazon có phương thức để cung cấp những mặt hàng chất lượng tương đương nhưng có giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí rẻ hơn cả Walmart.
    Chính nhân tố quan trọng này đã giúp Amazon từng bước trở thành đối thủ nặng ký của và thách thức ngôi vương của Walmart trong lĩnh vực bán lẻ.
    thegioibanle.vn/Theo vef
    Đọc tiếp...

    10 đại gia bán lẻ lớn nhất thế giới

  • by
  • Doanh thu của ngành bán lẻ toàn cầu được dự báo sẽ giảm trong năm 2012 này do những khó khăn kinh tế toàn cầu. Đây là dự báo mà hãng kiểm toán Deloitte vừa đưa ra trong xếp hạng thường niên 250 hãng bán lẻ lớn nhất thế giới về doanh thu.
    Đối với những hãng bán lẻ hướng tới tầng lớp số đông người tiêu dùng bình dân, tình hình có thể khả quan hơn trong năm 2012. Mặc dù vậy, trong bối cảnh tài chính bấp bênh, người tiêu dùng vẫn muốn tìm cách cắt giảm chi tiêu, báo cáo của Deloitte nhận định.
    Theo xếp hạng các nhà bán lẻ thế giới của Deloitte, các công ty Mỹ chiếm ưu thế vượt trội, trong khi các doanh nghiệp Đức cũng đang cho thấy sức mạnh lớn. Tuy nhiên, tương quan giữa các hãng bán lẻ hàng đầu thế giới vẫn còn khá chênh lệch, khi mà doanh thu của hãng số 1 lớn gấp 3,5 lần so với hãng đứng ở vị trí thứ 2.
    Dẫn số liệu từ Deloitte, trang Business Insider điểm qua 15 hãng bán lẻ lớn nhất thế giới:
    1. Walmart
    Thế giới bán lẻQuốc gia: Mỹ
    Doanh thu năm 2010: 419 tỷ USD
    Loại hình: Trung tâm bán lẻ (superstore)
    Số quốc gia có hiện diện: 16
    2. Carrefour
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Pháp
    Doanh thu năm 2010: 120 tỷ USD
    Loại hình: Trung tâm bán lẻ (superstore)
    Số quốc gia có hiện diện: 33
    3. Tesco
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Anh quốc
    Doanh thu năm 2010: 92 tỷ USD
    Loại hình: Trung tâm bán lẻ (superstore)
    Số quốc gia có hiện diện: 13
     4. Metro AG
    Thế giới bán lẻQuốc gia: Đức
    Doanh thu năm 2010: 89 tỷ USD
    Loại hình: Bán buôn (wholesale)
    Số quốc gia có hiện diện: 33
    5. Kroger
    Thế giới bán lẻQuốc gia: Mỹ
    Doanh thu năm 2010: 82,2 tỷ USD
    Loại hình: Siêu thị (supermarket)
    Số quốc gia có hiện diện: 1
    6. Schwarz Unternehmenstreuhand KG
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Đức
    Doanh thu năm 2010: 76,3 tỷ USD
    Loại hình: Bán buôn (wholesale)
    Số quốc gia có hiện diện: 9
    7. Costco
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Mỹ
    Doanh thu năm 2010: 76,3 tỷ USD
    Loại hình: Bán buôn (wholesale)
    Số quốc gia có hiện diện: 9
    8. Home Depot
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Mỹ
    Doanh thu năm 2010: 68 tỷ USD
    Loại hình: Cửa hàng đồ gia dụng
    Số quốc gia có hiện diện: 5
    9. Walgreen Corp.
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Mỹ
    Doanh thu năm 2010: 67,4 tỷ USD
    Loại hình: Cửa hiệu dược phẩm
    Số quốc gia có hiện diện: 2
    10. Aldi
    Thế giới bán lẻ
    Quốc gia: Đức
    Doanh thu năm 2010: 67,1 tỷ USD
    Loại hình: Cửa hàng giá rẻ (discount store)
    Số quốc gia có hiện diện: 18
    Theo Vneconomy
    Đọc tiếp...

    Viettel hợp tác với Vinamilk: Xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến

  • by
  • Lần đầu tiên tại Việt Nam một hệ thống quản lý doanh nghiệp cho ngành sữa nói riêng và ngành thực phẩm nói chung được xây dựng đồng bộ, tích hợp giữa viễn thông và CNTT.
    Hợp đồng hợp tác xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến này được Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel và Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk thực hiện sáng nay tại TP HCM.

    Một trong những tính năng vượt trội của hệ thống này là hỗ trợ cảnh báo khi nhân viên bán hàng không đáp ứng được yêu cầu về lộ trình bán hàng. Các hình ảnh trưng bày của cửa hàng cũng sẽ được nhân viên bán hàng gửi về hệ thống một cách thuận tiện và nhanh chóng. Nhờ vậy chỉ cần ở tại công ty, người quản lý vẫn có thể theo dõi được hoạt động của nhân viên bán hàng ngay tại thị trường.
    Giải pháp bán hàng trực tuyến của Viettel cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh từ hạ tầng, đường truyền, máy chủ cho đến ứng dụng, các tiện ích, thông qua nhiều giao diện khác nhau. Hệ thống còn được tích hợp với các dịch vụ viễn thông để hỗ trợ quản lý theo dõi giám sát các hoạt động tác nghiệp của các kênh giám sát, phân phối của công ty Vinamilk.
    Dự kiến đến giữa năm 2013, hệ thống quản lý bán hàng của Vinamilk sẽ hoàn toàn chạy trên phần mềm này. Năm 2011, Vinamilk và Viettel đều đạt được doanh thu hàng tỷ USD và nằm trong top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam được Superbrands bình chọn cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
    Hà Mai
    Theo vnexpress.net
    Đọc tiếp...

    BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ

    Báo điện tử VietNamNet

    Kinh doanh - VnExpress

    Kinh doanh - Dân trí

    24h.com.vn

    Cười - VnExpress.net

     
    Chào khách đến với Đại lý VIÊN THÀNH - Chủ đại lý: Trần Thị Mân Địa chỉ: số 53 Tôn Thất Tùng - P.Hưng Dũng - Tp.Vinh
    Cảm ơn khách đã ghé thăm!